Vương Thiên Vũ: Tình Tự Quê Hương Trong Thơ Hạ Uyên - TopicsExpress



          

Vương Thiên Vũ: Tình Tự Quê Hương Trong Thơ Hạ Uyên – Trái Tim Không Có Những Nếp Nhăn Lời Người Viết: Cõi Riêng: Thi tập của Thi Sĩ Hạ Uyên, do Thăng Long ấn hành đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đã thành danh trên văn đàn Việt Học giới thiệu, bình khảo giá trị thơ văn … với những bút pháp văn học có giá trị và khai triển nét đặc thù minh triết của văn hóa Việt Nam; “Dẵu biết rằng: Hội họa là bài thơ câm, nên các phụ bản “Tóc Mộ“ 1&2 trong thi tập, của nhà danh họa Nguyễn Trọng Khôi, nếu có suy nghiệm qua cái nhìn “Siêu Thực“ của hội họa, “Hiện Thực“ hay “Tỉnh Vật, như sự yên tỉnh của vũ trụ, thì vẫn là hồn vô ngôn của tâm thức“, Họa Sĩ NTK đã hiển lộ “Những nỗi buồn xót xa và nét hoang vu trên đỉnh “tình sầu“, như là sự cô quạnh của Người Tỉnh Thức. Người viết không phải là văn sĩ, thi sĩ, nhà phê bình văn học … mà chỉ là một độc giả có cái may mắn là được đọc thơ Hạ Uyên … ghi lại những cảm nghĩ mộc mạc, chơn chất … với lòng thành kính cảm tạ thi nhân đã cống hiến cho đời những vần thơ tuyệt đẹp. Đường Vào thơ tình Hạ Uyên: Ngày nay mọi người đã rõ “Triết học yêu mến sự khôn ngoan của tri thức, nét đẹp hồn nhiên của vạn vật, và những cảm xúc trung thực trong tình cảm của con người“ Cõi Riêng: Thơ của Hạ Uyên, nét đẹp hài hòa giữa hiện hữu và yếu tính của thi nhân, nhưng khi nó hiện hữu trong thi phẩm và đi vào cõi nhơn luân thì nó đã biến thành cái phổ quát của triết học, mà phổ quát là đối tượng cuả triết học Những tác phẩm văn chương, thi, họa … của văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ … điều phản ảnh một cách trung thực, chính xác … những sự kiện xãy ra trong đời sống và những cảnh ngộ, những tình cãm … mà tác giả là nhân chứng, vì thế thi nhân hiên thực niềm tâm sự u uẩn lắng đọng trong tâm hồn …, được ghi lại bằng ngôn ngữ thi ca và truyền đạt cho thế nhân khắp bốn phương trời qua không gian vô hạn và thời gian vô định của vũ trụ về những nét triết lý sinh thực của cuộc đời. “Cõi Riêng“: bản trường ca nhiều điệp khúc ghi lại bao nỗi thăng trầm của cuộc đời thi sĩ Hạ Uyên, chuyên chở những ấn dấu thăng trầm của lịch sử thời đại và sinh thức của thi nhơn và nó cũng chính là những viên gạch nối kết những “tâm tình thời đại theo dòng lịch sử thi ca đương đại“; và chứng nghiêm hồn thi ca của Hạ Uyên rực rỡ như những áng mây ngũ sắc và cũng là nơi giao thoa giữa đêm và ngày, giữa thiên thần và quỹ dữ, giữ công bằng bác ái và độc tài tàn ác … … Vén mây, vạch đất tri Thiên Địa Vũ trụ quay lưng ngoảnh mặt buồn Càn khôn giũ túi bao lần nữa Đêm liệm trăng khuya, gió liệm hồn … Ma Nương – Thơ Hạ Uyên Nhìn về dĩ vãng của một thời chinh chiến điêu linh của quê hương Việt Nam, nơi mà bao người dân lành đã phải nhận lãnh bao nỗi khốc liệt, tan nát, cuồng lọạn … do chiến tranh gây ra bởi loài qũy dữ phương Bắc … mà, ngậm ngùi thương cãm cho những người đã nằm xuống vì Hòa Bình, Độc lập, Tự Do và Hạnh Phúc của dân tộc Việt Nam; … Và, khi người Lính Cộng Hòa buông súng … là lúc cả quê hương chìm trong màn đêm tăm tối …; Và không biết bao nhiêu bất công, thối nát, thương đau, hận thù … đổ xuống đầu người dân lành và tội ác do loài qủy dữ vô thần gây ra mãi quằn trên thân xác “Mẹ Việt Nam“ … Ta nằm yên nghe lá thở than Quê hương máu lửa một màu tang Lũ qủy vô thần phương Bắc loạn Xác người chồng chất những hàm oan Đêm Sài Gòn – Thơ Hạ Uyên Những cãm xúc vỡ oà từ những thực trạng đối nghịch giữa thực và mộng, tình yêu và hạnh phúc, đoàn tụ và chia cắt … diễn tả như những nét chấm phá tuyệt vời đầy tính “Duy Nghiệm Luận“ được viết bằng văn phong mộc mạc, chơn chất của những bản tình ca vì thế thơ của Nữ Sĩ Hạ Uyên còn hàm chứa những tinh hoa “Triết Học Đông Phương“; Đó là tình khúc ngợi ca tình yêu muôn thuở của nhân thế, gia đình, xã hội …, mà lòng bác ái, nghĩa đồng bào mãi ngân vang trong tâm hồn người yêu thơ, yêu quê hương xứ sở … như những tiếng “rì rầm“ của ngàn cơn sóng vỗ nhấp nhô ngoài đại dương bao la, những nhạc khúc dạt dào tình tự quê hương của rừng thiên trên trường sơn lộng gió …, kính dâng lên Mẹ Việt Nam: … “Con đang viết bây chừ và mãi mãi Bằng linh hồn và khối óc thi nhân Dâng lên Mẹ hết quãng đời còn lại Dù hình hài tan biến giữa nhân luân … Bài Thơ Dâng Mẹ – Thơ Hạ Uyên Thơ Hạ Uyên theo làn sóng nhấp nhô trên “Giòng Sông Biến Dịch“ ẩn hiện một hoài bão sâu xa, một tâm tình hiến dâng … vượt ra khỏi vòng tử sinh của Trời Đất, vượt qua cái hỗn mang của lịch sử … với một khả năng hiểu biết (Knowing faculty) và khả năng tri nhận (cognizing faculty) của thi nhân … được cô đọng từ những cảm xúc đầy tính “Duy Nghiệm Luận“ … Và nó cũng chính là nét độc đáo nghịch đảo của các phương trình toán học khả thi để tìm đáp số cho phương trình “Trùng Phương“ … giúp cho những người yêu chuộng hoà bình, tự do, hạnh phúc rút ngắn con đường giãi trừ những thực thể chính trị bất công, thối nát, độc tài … vô cùng thương đau hiện nay của quê hương Việt Nam: … Hải ngoại mịt mù thiên lý xa Tiếng quân reo vang dội chốn quan hà Đêm nay ngọn lửa bùng soi sáng Chỉ lối đưa đường tiếng quan ca … Khúc Quân Hành – Thơ Hạ Uyên Đường vào Cõi Riêng có muôn lối …; Và kính mời thế nhân vào vườn thơ của thi sĩ Hạ Uyên … để được ru tình vào cõi mộng … mà nghe hồn thi ca nhã nhạc, trầm bỗng theo những âm điệu đầy nét trử tình… của những tri thức tuyệt vời; để tâm hồn phiêu linh, dạt dào theo mây ngàn gió núi mà tìm về chân lý hữu thể “Chân – Thiện – Mỹ“ của cuộc đời, và, … để được thấy mình vẫn còn “hiện hữu“ trong cõi nhân luân: Xin giã biệt cõi trần gian thống khổ Ta đi về bên thế giới vô biên Vùi xác thân ngàn năm bên đáy mộ Linh hồn tan quên lãng những muộn phiền … Di Niệm – Thơ Hạ Uyên I. Tâm Thức Biến Dịch: Hồn Thi ca Trong Thơ của Hạ Uyên: Những dấu ấn đích thực trong thi ca của Nữ Sĩ Hạ Uyên, giúp người đọc hiểu rằng thi sĩ là một con người yêu chuộng tự do như hơi thở của chính mình. Tự Do cũng là quyền năng tối thượng mà Thượng Đế ban cấp cho con người, nhất là tự do nội tâm là quyền quyết định về tư tưởng, tình cảm … và cuộc đời của chính mình, vượt lên khỏi sự vị kỷ, hay những quán tính tâm thức, những suy tư của Tiểu Ngã mà hòa nhập một cách siêu linh vào Đại Ngã. Sự kiên nhẫn, lòng vị tha phối hợp hài hòa với tình yêu mến tha nhân là nền tảng để hình thành nhơn cách của con người cho nên thi ca lãng mạn như “chuyện chúng mình“ thuộc “bản thể con người“ cũng chính là nét phổ cập của thế nhân, nó cũng chính là con chim xanh tình ái vương cánh vào trời xanh bao la, sẽ hiện hữu, trường tồn và bất biến: lòng thương yêu nhân thế, tình yêu lứa đôi, nghĩa hạnh phúc, tinh thần và đạo đức gia đình … của con người mãi mãi trường tồn và bất biến: “Lời bộc bạch chân thành của thi nhân, tiếng nói trung thực của tâm hồn mình người ơi …!“ … Nhưng anh ạ con chim xanh tình ái Qúa vụng về không bắt đưọc nhịp cầu Đưa ta qua bên kia cầu ân ái Nối cuộc đời hai kẻ biết yêu nhau … Chuyện Chúng Mình – Thơ Hạ Uyên Tình yêu thương nam – nữ, khởi đầu cho những tháng ngày hạnh phúc của một gia đình chính là niềm cảm xúc rất quấn quyít bên nhau của hai kẻ yêu nhau, những khoái cảm từ an vui chân thật, những triều mến đầm ấm thủy chung vẫn còn mãi trong sinh thức của thi nhân … và khi gặp hiểm nguy, ngang trái, những buồn đau của kiếp nhân sinh … bao hy vọng đã chắp cánh bay xa, những ước mơ nhỏ bé của những tâm hồn son trẻ vụt khỏi tầm tay thi nhân vì bạo lực, hận thù, gian ác … của những con người xấu xa, độc ác … cũng chính là lúc mà, nghị lực trong tâm hồn thi nhân đã thăng hoa … được nhân cách hóa, để thi sĩ đã vịn vào thơ mà đứng dậy, ôm lấy kỷ niệm … tiếp tục cuộc hành trình sau bao ngày dài chia cách dù những nghịch cảnh đau thương đã làm bờ môi nữ nhi ngày càng khô héo vì chờ mong: … Em đợi anh những ngày dài buồn bã Lòng tật nguyền thê thiết với thời gian Dẵu ước mơ được một lần êm ả Nghe buồn dâng thoáng chốc lại ngỡ ngàng Thi Nhân và Tình Si – Thơ Hạ Uyên Trong cõi tình riêng, tình thơ mang những bóng dáng khả ái, buồn thương, phiền não của hình hài … thi nhân đã trao tặng cho cuộc tình xa xăm, chính là nét đan thanh “Duy Nghiệm Luận“ được thi nhân ghi lại từ kinh nghiệm bản thân và nó chính là ấn dấu hữu hình của tri giác (Perceptions) xuất phát từ ấn tương (Impressions) và các ý tưởng (Ideas): Em đứng đợi anh về ru giấc Và làm thơ ngâm khẻ êm đềm Em vẫn mang mối tình ngây ngất Đón anh vào nhập cuộc say đêm Say – Thơ Hạ Uyên Thi nhân đã liên kết các sự kiện (matters of fact) qua kinh nghiệm và quan sát thuộc phạm trù ấn tương như là tương quan nhân qủa của cuộc sống thực tế … được suy luận như là mối tương quan của lẽ vô thường bằng ngôn từ chất chứa “lượng tính hay phẩm tính“ của đạo đức nhân luân, lẽ công bàng, lòng thương yêu, óc vị tha, nét thủy chung…, Nó không những tồn tại độc lập mà còn là nhân tố nối kết như là sự kết hợp tốt đẹp từ quyền năng thối thượng của Đại Ngã, là lẽ biến dịch vô thủy vô chung của vũ trụ và nếu nghiệm luận theo “Hồng Ân Phước Thiện“ cho người “từ ly“ thì hiểu được rằng: “Con người là cái bóng của chính mình và cũng là cái nghiệp của chính mình tạo ra, chúng nó quấn quyít bên nhau, gắn chặc vào nhau trong kiếp tử sinh“: … Cõi trần thế phù du mộng mị Nẽo thiên đường em dạo gót rong chơi … ………… …. Cổ quan đã khép lại rồi Ngàn thu vĩnh biệt ngậm ngùi từ ly Khúc Ruột Thâm Tình – Thơ Hạ Uyên Vậy, căn cứ vào điểm sáng rực rỡ: “hoang sơ, hồn nhiên“ của tình thơ đang bồng bềnh trên giòng sông biến dịch, chúng ta cảm nhân được tình yêu đích thực là yếu tính căn bản của ý chí, Nữ Sĩ Hạ Uyên minh chứng rằng tình yêu thuộc phạm trù cảm xúc, là niềm cảm hứng vô biên, là sức mạnh và bản thể của con người… thi nhân đã đưa ta vào thế giới huyền ảo mà nơi đó những cảm giác, tâm tình của người đọc cũng vỡ tràn theo nhận thức bén nhọn của những kẻ lầm than mà cuộc sống vô cùng tăm tối của kiếp nhân sinh … mà ánh sáng bình minh, niềm hy vọng cho một tương lai … chỉ là hình tượng không thực, mờ mờ, ảo ảo … như là nỗi bất lực của những kẻ khốn khó … bị cuốn trôi theo những cơn giông bão vô hồn của gió mưa … để hiểu rằng đời là biển khổ trầm luân …: Tình tuyệt vọng ta gọi bài thơ đẹp Đời trầm luân ta bảo ấy thiên đàng Dòng nhân sinh cũng mấy lần khép nép Dìu nhau về trong giấc mộng âm vang Trầm Luân – Thơ Hạ Uyên II. Tình Tự Quê Hương: Trái Tim Không Có Nếp Nhăn Hồn Viêm Tộc Trong Lời Kinh Việt Đạo có ghi: “Vàng cần thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lờ “ Tình yêu nhân thế, tôn giáo siêu nhiên, lòng ái quốc, đạo làm người … thuộc phạm trù tâm linh …, mà nét diễm kiều của tâm linh là tuyệt phẩm của tạo hóa, là trái tim của người mẹ là tình yêu quê hương; Cõi Riêng, hiện thực tâm thức siêu nhiên, có giá trị nhân bản vì nó vạch rõ một sự thực bi thảm, một xã hội bi thương, niềm đau khôn ngôi … của những vết thương vẫn mở 1- Thực trang bi thương của xã hội Việt Nam: Ta nghe tiếng khóc đêm cô tịch Cả tiếng hồn ma gọi não nùng … … Bên thềm lá phủ đầu lâu Hình hài rũ rượi biết đâu thâm tình … Nhân Chứng Nạo Mồ Khuya – Thơ Hạ Uyên Thi nhân đã ghi lại những thực trạng đau khổ của xã hội Việt Nam bằng con mắt của triết nhân và xử dụng nét hư cấu hóa ngôn ngữ thơ để diễn tả “Cái Thực Hữu“ vẫn mãi hiện hữu trong con người khô cạn tri thức, tình người … trong một xã hội băng hoại đạo lý … nó cũng chính là những nghĩa địa hoang vu, một bãi tha ma hoang phế …do qúa nhiều người chết vì tham vọng chinh chiến xâm lược, vì những đòn thù tàn ác, vì yêu mến tự do mà bị chết trong lao tù khổ ải, chết trên rừng thiêng nước độc …, và nhiều thứ bịnh tật nan y không phương cứu chửa từ chế độ phi nhân, độc tài, khát máu tạo ra: Thật vậy, ngày nay khoa “sinh vật học phân tử“ xác đinh vi khuẩn là loài “sinh vật“ đông đảo nhất trong sinh giới: chúng hiện diện cùng khắp mọi nơi, trong đất, nước ao hồ, sông, biển … và sống cộng trong các sinh vật khác. Nhà bác học Anthony Van Leeuwenhoek đã khám phá ra chúng vào năm 1683 và được hai nhà bác học Louis Pasteur (1822 – 1895) và Robert Koch minh chứng rằng “chính chúng nó là loài vi trùng cực độc, là tác nhân gây ra nhiều thứ bịnh hiểm nghèo cho con người“. Trong xã hội nghèo đói, thối nát, lạc hậu của Việt Nam hiện nay, nhiều thứ bịnh tật xuất hiện vì người dân qúa đói nên ăn tất cả các sinh vật “sống và chết“ như ăn cá sống, rắn rít, chó mèo, cào cào, châu chấu … và giới cai trị, cầm quyền thì “ăn tạp“ vô cùng kể cả các thứ người dân phế thải (= tham nhũng) … và từ đó bịnh tật phát triễn ở khắp mọi nơi, ở mọi vị trí, tình huống có thể nhiễm nhiều thứ vi trùng cục độc như loại vi khuẩn đầu gai Gnathostoma thì thật là đáng sợ như người dân sợ “vi trùng cộng sản“, Những ấu trùng Laeva Migrans sinh sản từ các lọai vi khuẩn “Gnathostoma Spinigerum, Gnathostoma Hispidum … được xem là các loài ký chủ cực độc (= Definitive Host = ký sinh trùng cộng sản sống bám vào quần chúng nhơn dân) … chúng vào cơ thể con người, đi tới đâu gây tác hại tới đó … nhất là khi vào não bộ thì sẽ gây binh viêm tủy não … khiến binh nhân điên loạn như người cộng sản và sẽ chết, mà hồn mãi vật vờ trong cõi u linh: Ta nghe cả chuỗi cười lạnh lẽo Bóng ma trơi lẩn khuất ở đâu đây Bâng khuâng ngọn cỏ cành cây Ai đem xương sọ đổ ngay lửa hồng Nhân Chứng Nạo Mồ Khuya – Thơ Hạ uyên Nàng hát nghêu ngao khóc lại cười Thân gầy hờ hững gió trăng trôi Làm sao cứu vớt linh hồn ấy Để cả trần gian khỏi nghẹn lời Mộ Khúc Cho Người Điên – Thơ Hạ Uyên Với lời thơ trong sáng, mộc mạc, chơn chất … thi nhân đã minh chúng hùng hồn thực trạng vô cùng bi thương của xã hội Việt Nam, nơi mà vô số bịnh tật, bất công, thối nát, và là cặn bả của xã hội loài người … vẫn tồn đọng và làm băng hoại cả luân thường, đạo lý của dân tộc Việt Nam: Hồn thi ca là tiếng chuông báo tử của một xã hội mục nát … đang vật vờ trên bờ diệt vong: Đất trời rung chuyễn vọng thinh không Hé cửa thâm cung khách não lòng Mấy kẻ bên đời vui chung đỉnh Đêm sầu dưới đáy huyệt mênh mông Mời Em Viếng Mộ – Thơ Hạ Uyên 2– Nghiệm Luận yếu tính “Hạt Và Sóng“ Trong Chiến Tranh Và Hòa Bình Những ý tưởng triết học “Duy Nghiệm Luận“, vô cùng sâu sắc ẩn hiện trong hồn thơ của Nữ Sĩ Hạ Uyên là những luận lý về nét “hữu thể“ đều dựa trên căn bản sự thực lịch sử, được kiểm chứng bằng các hiện tượng khách quan như là mối liên hệ chăc chẻ “Quấn quit Bên Nhau“ một cách vĩnh cữu, bất khả phân ly của “Hạt Và Sóng“ trong khoa học “Trường Lượng Tử“ của Đại Vĩ Nhơn “Bohr, Niels Henrik David (1885-1962)“, nhưng nó là hai thực thể độc lập song hành tồn tại xuất và nhập, sẽ trở thành một khoa học về định luật bất tử (=Sociologie de L’immortalite’) Nữ sĩ Hạ Uyên đã nghiêm khắc lên án những khổ đau, tan tác, mất mát, bi thương … mà toàn dân Việt Nam phải hứng chịu từ cuộc chiến tranh phi nghĩa do xâm lượt Bắc phương gây ra và ngợi ca tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của người lính chiến bảo vệ quê hương và hy sinh vì lý tưởng tự do… Và cũng từ những ngày tháng điêu linh đó; khi người lính Cộng Hòa không còn hiện hữu, cả quê hương là một trại tù khổng lồ mà nỗi hờn căm của bao dân lành đã vọng lên trời cao: … Thanh âm rờn rợn loài hoang thú Tiếng người trong củi sắt kêu la Gào thét từng cơn hỏi đất trời Nhục hình còn đọng lại quanh tôi Bao giờ giải thoát đời tù tội Một kiếp trần gian lắm nổi trôi. Trong Ngục Tù Bao la – Thơ Hạ Uyên Trong thơ Hạ Uyên, lưu dấu ngàn năm, là tình yêu miên viễn … mãi mãi bập bùng như ngọn hải đăng của trùng khơi biển cả vẫn là tình quê hương Việt Nam: Nó hiện hữu trong vòng vô thức tâm linh, nó là cõi muôn đời sống động và cũng chính là hình bóng người tình muôn thuở … người tình yêu dấu đó là “Hòa Bình“ … Một “Hòa Bình“ què quặc, tủi hờn một nỗi đau thống thiết, vạn nỗi khổ triền miên, hận thù chồng chất, máu lửa điêu tàn … của một dân tộc mãi điêu linh khốn khổ tàn tệ hơn thời kỳ chinh chiến quốc cộng: Miền Nam Tự Do vừa phải đương đầu với một cuộc chiến khốc liệt và phải xây dựng một nền Cộng Hòa Công Chính Dân Chủ, Tư Do, Hạnh phúc: Chiến tranh và hòa bình, hai mặt của một vấn đề: Đất nước chìm trong cơn lửa binh Cộng nô gieo rắc những nhục hình Máu đào, xương trắng, đời tang tóc Hận thù chất ngất vạn sinh linh Khúc Quân Hành – Thơ Hạ Uyên Thơ Hạ Uyên, một tâm thức thiết tha với niềm hy vọng ở một ngày mai, được thi nhân ghi lại bằng một ngôn ngữ bình dị,nhe nhàng … như làn gió thỏang, như lời kinh nguyện cầu … nhưng uy lực thì trùng trùng điệp điệp như vạn tiếng hò reo của đoàn quân “Bách Việt“, như cánh buồm đang lướt gió tung mây … mà chí lớn như kình ngư đạp sóng vượt đại dương … như chim ngàn bạt gió … mang hơi thở tự do cho quê hương … thương qúa đi thôi, Me Việt Nam: Trái tim của chúng con đã bùng lên tiếng gọi Tổ Quốc thân yêu! Dòng lịch sử bốn ngàn năm Mẹ Việt Nam ơi! Đã nhiều năm chờ đợi Chúng con về kiểu hãnh đuổi xâm lăng Gởi Mẹ Việt Nam – Thơ Hạ Uyên Tạm Thay Lời Kết: Từ những nhận định trên, người đọc đã thấy sự cân bằng giữa tâm và ý của hồn thi ca, giữa trí tuệ (Wisdom) và niềm tin yêu (faith), giữa chiến tranh và hòa bình, giữa cảm xúc (emotion) và tri thức (intellect) … là thi nhân đã khai mỡ chánh niệm (mindfulness) … để giãi mã phương trình vật lý cơ lượng tử … hiệu dụng vào sự nghiệm luận có kiểm chứng của khoa học về việc triệt tiêu những trở lực ngăn cản ước muốn hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc của người thơ. Thơ của thi sĩ Hạ Uyên hiễn lộ những giá trị tâm thức của thi nhân và áp dụng giá trị đặc biệt của Tiểu Ngã (Atman) này vào cái Thiên Thượng Đại Ngã (Brahman), nó sẽ biến thiên trong tích tắc, bằng thời gian của một phần triệu của một giây, bằng một sát na, là vượt qua bên kia của bờ biến dịch, dũ bỏ cái ảo ngã, hư ngã … của tà thuyết Max–Lê, vì toàn thể nhơn dân đã quán triệt cái Thiên Thượng Đại Ngã, nên lấy lại quyền làm người mà đồng tâm hiệp lực đứng lên giãi phóng cho chính mình và tha nhân: Tuổi trẻ của tôi là ngục tù khổ ải Khóc quê hương và khóc cho chính mình Trái Tim Ngạo Nghễ – Thơ Hạ Uyên Và nếu người đọc vào “Atomic physix and Human knowledge“ của nhà vật lý “Cơ Lượng Tử“ người Đan Mạch Sir “Bohr, Niels Henrik David“ (1885–1962) và nghiệm luận về: “The opposite of a trivial truth is false, the opposite of a greattruth is another great truth“ – (Bohr, Niels Henrik David) tạm hiểu nghĩa: “Đối nghịch với sự thật hiển nhiên và bình thường là sự không thực, nhưng đối xứng (qua: Đồng Phân Quang Học, Vũ Trụ như ngày–đêm, nóng lạnh …, trục tung–hoành toán học…) với một sự thật sâu xa lại là một sự thực to lớn khác“ và, Khám phá bộ mặt kinh hoàng của cuộc chiến tranh “Quốc-Cộng“ tại Việt Nam do Bắc Phương chủ xướng với danh xưng giãi phóng là một sự lừa bịp vĩ đại (lừa bịp nhơn dân Việt Nam – công luận thế giới), nhưng đối xứng với sự hy sinh xương máu để bảo vệ Miền Nam Tự Do của toàn thể Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng hòa là một sự thực to lớn khác = hoà bình trong ngục tù, dưới sự cai trị tàn bạo, độc ác của bọn cộng phỉ: Thi nhân đã giãi mã phương trình cơ lượng tử, đưa người đọc hòa nhịp theo sinh lộ vô của dân tộc: Sáng mai đây đồng bào tôi thức dây Thấy cờ vàng phất phới giữa thành đô Niềm hân hoan trên mặt người thấy rõ Niềm tự hào dân tộc bốc lên cao Những Mất Mát – Thơ Hạ Uyên Qủa thật vậy, vũ trụ biến động không ngừng nghỉ và chuyển động trong “Vòng Tròn Chính Phương“ và phục hồi nguyên trạng trong các phép tính “Tái Bình Thường Hóa“ (Renormalisation) = {Vô Cực trừ vô cực}, chúng ta sẽ thấy cái hữu hạn, tức là khả năng hoán chuyễn, vay muợn hay từ nội tại phát sinh từ cặp “vật chất“ và “phản vật chất“ sẽ triệt tiêu sự hiện hữu: “chế độ cộng sản từ giai cấp vô sản thành hình, nó làm ung thối xã hội tạo ra, nó sẽ bị triệt tiêu bởi phản lực từ chính trong xã hội sản sinh ra nó. Dòng lịch sử sẽ không ngừng phê phán Quân bạo tàn, khát máu, lũ chúng bay Bánh xe đời sẽ nghiền nát phanh thây Loài qủy dữ hút máu người vô tội Trái Tim Ngạo Nghễ – Thơ Hạ Uyên Chế độ độc tài khát máu phải bị tiêu diệt; Thi sĩ Hạ Uyên đã hiệu dụng “Nguyên Lý Bất Định Năng Luơng và Thời gian“ (Energy – time uncertainty principle) của vĩ nhơn “Heisenberg, Werner Karl (1901–1976), Nhà Toán Học, Nhà Vật Lý Người Đức để diễn dịch định luật tuần hoàn vũ trụ theo đúng “Phép Tính Nghịch Đảo“ của “vật chất và phản vật chất“ trong định lý toán học “The principle of Paul Dirac“ có nghĩa là “Hạt photons sẽ có phản hạt chính là nó“ và hạt vật chất (matters) và phản vật chất (anti-matters) cũng sẽ triệt tiêu lẫn nhau, vì thế định lý toán học này dẫn giãi rằng chế độ cộng sản bất nhơn sẽ bị nhơn dân giãi thể, triệt tiêu … Gởi con một trái tim hồng Cũng dòng máu đỏ, cũng dòng cờ son Sức trai Phù Đổng hiên ngang Hai vai gánh vác giang san kiêu hùng Gởi Con Một Trái Tim Hồng – Thơ Hạ Uyên Đây là tiến trình phân hủy bởi chính những mâu thuẩn nội tại (giàu–nghèo, thống trị-bị trị, bất công–đau khổ …, và bởi những nguyên nhân ngoại tại (áp lực tự do, giá trị nhân quyền …; Cõi Riêng: một tâm tình hiến dâng, một tình tự được khai mỡ, một nguyên lý có tần số biên độ (amplitude) cực đại và một tần số (frequency) giao động vô cùng vi hiệu vì thế hồn thi ca trong thơ tình của Nữ Sĩ Hạ Uyên xuyên suốt không gian vô tận và thời gian vô định …: Nó đi vào lòng nhân thế và mãi mãi ngự trị ở những con tim công chính, thắm đượm tình yêu quê hương, con người, tự do và công bằng bác ái…: Tỏa sáng như ánh bình minh rực rỡ, ngà ngọc mựơt mà như ánh trăng thu huyền diệu … ru lòng nhân thế vào cõi tình chung … Lời ru của Mẹ ngọt ngào Tiếng ru của Mẹ dạt dào tình thương Dòng Muôn Thủa Cho Mẹ – Thơ Hạ Uyên Mai hậu , công cuộc canh tân xứ sở Việt Nam, tùy thuộc vào huyền linh dân khí, hậu thiên dân trí và trình độ văn hóa nhân bản của quần chúng nhơn dân và tinh thần phụng sự của giai cấp trí thức. Thi phẩm “Cõi Riêng“ niềm tâm sự u hoài của Hạ Uyên … đã thăng hoa trong tinh thần phụng sự của giai cấp trí thức, mãi mãi rực rỡ như ánh bình minh trên “Giòng Sông Biến Dịch“ sẽ hòa nhập vào huyền linh dân khí và góp phần thúc đẩy thế nhân hành trình đi tới cứu cánh đích thực của chân lý “Chân-Thiện-Mỹ“: “Độc Lập, Tự do, Dân Chủ, Hạnh Phúc, Phú Cường sẽ “đồng quy“ trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Châu Đại Dương – Vùng Biển Mặn Vương Thiên Vũ Cẩn Bút (Lão Đưa Đò Trên Giòng Sông Biến Dịch) Tài Liệu Tham Khảo: 1– Thi phẩm Cõi Riêng của Thi Sĩ Hạ Uyên 2- Hồn Viêm Tộc Trong Lời Kinh Việt Đạo – VTV 3– Alphone De Lamartine (1790–1869): French Romantic – Paris CA 1925 4– Atomic physix and Human knowledge 1958 – Bohr, Niels Henrik David (1885-1962) – Copenhagen UNI-1960 5– Charles Louis De Montesquieu (1689–1755) Lygon – LI–1917 6- Việt Nam Văn Hóa Sử Cương – VTV 7- Kolbe, Adolf Wilheim Yerman (1818-1884) German Organic Chemist – University of Leipzig–1904 8– Molière, Jean – Baptise Poquelin (1622–1673), The greatest comic dramatist of French literature – Paris ACD – 1915 9– French Dramatist – Racine, Jean (1639–1699) – Paris UNI – 1942 10– MC Collum, Elmer Verner (1879–1967) American Biochenist – Johns Hopkins UNI – 1950. 11– Hugo, Victor (1802–1885): The greatest French poet – Paris UNI – 1934 12– Dirac, Paul Adrien Maurice (1902-1984): British Mathematical, physicist – UNI Cambridge 1952, “The principle of quantum mechanics.
Posted on: Sun, 06 Oct 2013 11:54:07 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015