Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã - TopicsExpress



          

Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn TIN TỨC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HỌC TÁM NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA BAN XÃ HỘI HỌC Đã từ lâu, nhận rõ vai trò thiết yếu của xã hội học Mác - Lênin trong sự nghiệp cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng nhắc nhở Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam về việc xây dựng và phát triển ngành xã hội học. Năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, chủ nghĩa chủ nghĩa thực dân mới để lại ở miền Nam một loạt vấn đề xã hội cần được nghiên cứu và phân tích. Ban Xã hội học được thành lập trong những ngày ấy đã đi vào nghiên cứu một loạt vấn đề nhằm tìm hiểu tình hình và thái độ của các tầng lớp nhân dân sau giải phóng và hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới trên mọi lĩnh vực. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 lại nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác xã hội học. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam đã phát triển thêm các bộ môn xã hội học tại cả ở Hà Nội và thành phố Hồn Chí Minh, thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng ngành xã hội cấp thiết đang được đề ra. Năm 1978, Nhà nước chính thức giao cho Ban Xã hội học tham gia đề tài về nhà ở Việt Nam và nghiên cứu đề tài này từ góc độ xã hội học. Trải qua tám năm công tác, Ban Xã hội học đã ngày một trưởng thành và dạt được những thành tựu nhất định cả về mặt công tác và mặt tổ chức. 1. Đội ngũ vững vàng về tư tưởng, sâu sắc về lý luận, thành thạo về nghiệp vụ. Xã hội học là một bộ môn khoa học mới mẻ. Nó được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của duy vật lịch sử, nhưng không Đ Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn Tin tức hoạt động xã hội học 131 đồng nhất với duy vật lịch sử. Nó là bộ môn khoa học được hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu những thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học khác Đào tạo một cán bộ xã hội học vì thế là một quá trình rất lâu dài và vất vả. Người làm công tác xã hội học trước hết phải là người chiến sĩ cách mạng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, phấn đấu kiên cường cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Người ấy phải am hiểu sâu sắc về triết học để có khả năng phân tích và khái quát những hiện tượng của cuộc sống. Người đó phải thành thạo kinh tế chính trị học để nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội từ cơ sở hạ tầng của nó. Người đó phải biết toán học để vận dụng tính toán, thống kê và so sánh định lượng các mặt của đời sống. Người đó lại phải có một trình độ văn hóa rộng để am hiểu các mặt phong phú của xã hội: tâm lý học, sử học, dân tộc học, văn học, nghệ thuật.v.v.. Sau cùng, người nghiên cứu xã hội học phải nắm vững hệ thống phương pháp và kỹ thuật chuyên môn của mình như sưu tầm tài liệu, quan sát tình hình, đặt câu hỏi phỏng vấn, sử dụng máy tính, phân tích vấn đề trên cơ sở những tư liệu thu thập được. Để đào tạo đội ngũ này, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam đã được giao cho một số đồng chí đã có quá trình lâu dài trong công tác lý luận và thực tiễn cách mạng đứng ra đảm nhiệm. Sau tám năm công tác tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh, ngành xã hội học đã có hơn 60 cán bộ trẻ tuổi tốt nghiệp các Trường đại học về kinh tế chính trị học, kinh tế kế hoạch, văn học, sử học, tâm lý học. Hầu hết những cán bộ này đều trải qua thử thách trong quân đội hoặc nhà máy. Họ đang trưởng thành dần trong quá trình vừa học vừa làm. Những cán bộ trên đã được bổ túc một chương trình triết học trên đại học, học xong chương trình đại học xã hội học. Sau đó, họ lại được nghe năm giáo sư Liên Xô, bốn giáo sư Bungari một giáo sư Hungari lần lượng sang thuyết trình các chuyên đề về xã hội học. Gần đây, anh chị em còn được nghe để tham khoa học về kinh nghiệm điều tra xã hội học của một vài giáo sư Bỉ và Nhật Bản. Trong quá trình học tập kinh điển Mác - Lênin về xã hội học, các cán bộ trẻ tuổi còn được thường xuyên tham gia các cuộc điều Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn 132 Tin tức hoạt động xã hội học tra xã hội học để ngay từ buổi đầu đã xây dựng được tác phong luôn luôn gắn liền lý luận với thực tế. Được giáo dục kỹ các nguyên lý cơ bản về xã hội học Mác - Lênin, lại được luôn luôn rèn luyện trong thực tế sinh động của cuộc sống, hơn 60 cán bộ xã hội học trẻ tuổi đã họp thành một đội ngũ cán bộ xã hội học đầy nhiệt tình và triển vọng. 2. Hình thành một bộ máy xã hội học hợp lý về cơ cấu và thích hợp với Việt Nam. Từ ngày thành lập, Ban Xã hội học đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em, đã dịch hàng trăm tài liệu về lý luận và tổ chức xã hội học. Đó là những tài liệu quý báo để Ban Xã hội học nghiên cứu và suy nghĩ về một bộ máy xã hội học có một cơ cấu hợp lý và thích hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam. Hiện nay ở các nước xã hội chủ nghĩa, mỗi Viện Xã hội học đều có một cơ cấu tổ chức khác nhau do nhiệm vụ cụ thể và tình hình của mỗi nước quyết định. Xuất phát từ tình hình Việt Nam và đường lối cách mạng của Đảng, Ban Xã hội học lấy tư tưởng của Đảng về chế độ làm chủ tập thể làm phương châm chỉ đạo công tác tổ chức của mình. Gắn liền với ba cuộc cách mạng, Ban Xã hội học tổ chức bộ môn nhằm phục vụ thiết thực cho đường lối chung của Đảng, góp phần xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới. Theo phương hướng này, Ban Xã hội học đã xây dựng được các phòng chuyên môn sau đây: a) Phòng Cơ cấu xã hội: nghiên cứu về đặc điểm các hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu về những biến đổi trong các giai cấp và tầng lớp xã hội. b) Phòng Quản lý xã hội: trước mắt nghiên cứu về mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cơ chế quản lý tại các ngành, các cấp, các đơn vị. c) Phòng Xã hội học nông thôn: nghiên cứu về nông dân và sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu về hợp tác hóa, về quản lý và phân phối nghiên cứu về nếp sống văn hóa ở nông thôn, nghiên cứu về xây dựng cấp huyện về mọi mặt. Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn Tin tức hoạt động xã hội học 133 d) Phòng Xã hội học đô thị: nghiên cứu về lao động và công nghiệp các hoạt động dịch vụ, về vấn đề xây dựng đô thị văn minh giàu đẹp, trước mắt nghiên cứu đề tài Nhà nước giao: Vấn đề ở. đ) Phòng Xã hội học văn hóa: nghiên cứu và tìm hiểu về ảnh hưởng xã hội của văn nghệ thông tin khoa học, giáo dục, nghiên cứu về nhu cầu văn hóa và thị hiếu của nhân dân. e) Phòng Xã hội học gia đinh: nghiên cứu về những biến đổi trong gia đinh Việt Nam, về giải phóng phụ nữ và quan hệ giữa vợ chồng, về nuôi dạy con cái.v.v.. g) Phòng Xã hội học lối sống: nghiên cứu về đặc điểm và quy luật xã hội lối sống xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam ngày nay và sắp tới. Ngoài ra, Ban Xã hội học còn xây dựng hai phòng quan trọng về nghiệp vụ là: Phòng Lý luận và lịch sử, Phòng Phương pháp và kỹ thuật. hai phòng đó vừa nắm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xã hội, vừa nắm những phương pháp điều tra hiện đại nhất để đi vào cuộc sống. 3. Tiến hành một loạt điều tra thiết yếu. Công trình Nhà nước giao cho Ban Xã hội học là công trình Nhà ở. Công trình này rất thích hợp với buổi đầu hoạt động của xã hội học. Đây là một trong những vấn đề thiết yếu bậc nhất của cuộc sống: ăn, mặc, ở. Đồng thời nhà ở là một vấn đề liên quan với nhiều mặt sinh hoạt của con người: vấn đề quan hệ trong gia đình, vấn đề sinh hoạt ngoài giờ lao động như ăn, ở, ngủ , học tập, nghỉ ngơi, nuôi dạy con cái, vấn đề quan hệ với hàng xóm, vấn đề tiến hành các nhu cầu dịch vụ như mua bán, gửi trẻ bệnh viện, sinh hoạt văn nghệ, v.v… Công trình này đã tập hợp được hàng trăm cộng tác viên là giáo sư, bác sĩ, kiến trúc sư và nhiều cán bộ cao cấp trong các ngành xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục. Hai mươi mốt công trình đạt được xung quanh vấn đề nhà ở đã bước đầu nêu lên những ý kiến về cải tiến công tác xây dựng, phân phối nhà ở, góp phần giảm nhẹ khó khăn của nhân dân trong sinh hoạt hằng ngày. Những đề tài tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn xã hội do chủ nghĩa thực dân mới gây ra, về tâm trạng của các tầng lớp xã hội sau ngày giải phóng: công nhân, viên chức, trí Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn 134 Tin tức hoạt động xã hội học thức, về tình hình các khu kinh tế mới, tình hình tôn giáo, v.v…đã bước đầu đạt được một số công trình xã hội học bổ ích. Gần đây, Ban Xã hội học lại hợp tác với Viện Mác – Lênin nghiên cứu về cơ chế quản lý xã hội ở Thái Bình, hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ nghiên cứu về phụ nữ, hợp tác với Trung ương Đoàn thanh niên nghiên cứu về lối sống, hợp tác với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương nghiên cứu về các phong trào nếp sống mới, hợp tác với Sở Văn hóa Hà Nội nghiên cứu về toàn bộ sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Những cuộc điều tra này đạt được những kết quả mong muốn và làm cho nhiều cơ quan thấy rõ thêm nữa về vai trò của xã hội học trong đời sống. 4. Xây dựng các quan hệ tốt đẹp với các cơ quan trong nước và các Viện Xã hội học các nước anh em. Ban Xã hội học ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhiều Bộ, nhiều ngành và nhiều địa phương để cùng nhau tiến hành việc nắm thực tế trên cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện công tác quản lý, đồng thời nhận rõ thêm vai trò của xã hội học đối với việc cụ thể hóa đường lối của Đảng. Việc giảng môn xã hội học tại Khoa Triết của Trường Đại học Tổng hợp cũng như việc báo cáo về xã hội học tại nhiều nơi đã cung cấp những kiến thức cần thiết cho nhiều cán bộ và sinh viên về mặt điều tra xã hội. Về mặt quốc tế, các Viện Xã hội học các nước xã hội chủ nghĩa đều có cảm tình nồng nhiệt với ngành xã hội học Việt Nam. Hội nghị Xã hội học các nước xã hội chủ nghĩa vừa qua tại Béclin đã dành riêng một buổi bàn về sự giúp đỡ cho Cuba và Việt Nam phát triển xã hội học. Xã hội học Việt Nam là thành viên của Hội Xã hội học thế giới. Lãnh đạo Ban Xã hội học Việt Nam là thành viên sáng lập và lãnh đạo của Trường Xã hội học các nước xã hội chủ nghĩa đặt tại Varna. 5. Những mặt yếu kém cần phải khắc phục. Tám năm qua, một chặng đường ngắn ngủ để xây dựng một ngành xã hội học. Tuy có đạt được một số thành tựu về công tác và tổ chức, Ban Xã hội học còn rất non kém trước yêu cầu ngày Tin tức hoạt động xã hội học 135 Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn một cấp thiết của sự nghiệp cách mạng. Xã hội học chưa đi vào được một số vấn đề quan trọng và cấp thiết như tình hình về địa bàn cấp huyện, việc khoán sản phẩm tại các hợp tác xã, việc quản lý lao động, quản lý xí nghiệp, việc điều tra về trẻ em hư, việc nhiên cứu về tôn giáo, việc tìm hiểu về đời sống và tâm trạng người già, v.v... Để công tác của mình có hiệu quả hơn nữa đối với xã hội, Ban Xã hội học cần được mở rộng thêm những bộ môn cần thiết, tập trung bồi dưỡng hơn nữa cho cán bộ trẻ để họ mau chóng trưởng thành, cần được sự hợp tác nhiều hơn nữa với các cơ quan để cùng tiến hành các cuộc điều tra chung. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các ngành các cấp. Ban Xã hội học quyết tâm nỗ lực nghiên cứu và công tác để ngày một đáp ứng nhiều hơn với những yêu cầu của cách mạng. NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ Ở CỦA NHÂN DÂN TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI BA NĂM QUA (CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM CỦA BAN XÃ HỘI HỌC) BA năm qua tham gia chương trình khoa học - kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước “Về vấn đề ở của nhân dân ta”. Ban Xã hội học đã giao cho bộ phận chuyên trách nghiên cứu vấn đề này từ những khía cạnh xã hội. Bộ phận đã cộng tác với hàng trăm cán bộ nghiên cứu các ngành tâm lý, kinh tế, xây dựng, kiến trúc, y tế, toán thống kê, đã huy động một lực lượng đông đảo cán bộ kỹ thuật và điều tra viên, đã sưu tầm nghiên cứu nhiều tài liệu lý luận hàng vạn số liệu thống kê, phỏng vấn khoảng 9.000 gia đình ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nông thôn, hoàn thành được 19 đề tài nghiên cứu, trong đó có 13 về địa bàn Hà Nội. 1. Ngoài việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau của khoa học tự nhiên để đo các đặc điểm của căn hộ (như mức độ thông 136 Tin tức hoạt động xã hội học Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn thoáng, độ chiếu sáng, tiếng ồn, độ ẩm, mật độ vi khuẩn, v.v..., chúng tôi đã dùng phương pháp định lượng để đo cụ thể mức độ căn hộ thỏa mãn các nhu cầu xã hội của con người, đi tới xác lập chỉ số khái quát đo chất lượng toàn diện một căn hộ. Chúng tôi đã áp dụng cách đo lường đó đối với sáu khu ở : l) phố Hàng Bạc, một phố cũ của Hà Nội, 2) phố Trần Quý Cáp, một nơi ở tồi, thường được coi là một khu ổ chuột. 3) khu tập the Thọ Lão, một khu tập thể có điều kiện ăn ở kém. 4) khu tập thể Kim Liên, thường được đánh giá là trung hình, 6) khu tập thể Khương Thượng và khu tập thể Trung Tự được coi là tương đối khá. Sáu khu như vậy có thể đại diện cho tình hình ở chung của Hà Nội. 2. Tìm hiểu các hoạt động xã hội trong và ngoài căn hộ của các gia đinh, chủ yếu là quan hệ của các gia đình với các cơ sở phục vụ sinh hoạt – văn hóa. Có hai loại nhà phân phối sử dụng là khu nhà nhiều tầng và khu nhà ít tầng, nên chúng tôi đã chọn một khu nhiều tầng (khu Trung Tự) và một khu ít tầng (khu Trương Định) để nghiên cứu. Về đối tượng gia đình nghiên cứu, do lực lượng có hạn, nên chúng tôi cũng chỉ tập trung vào những người được ưu tiên phân phối nhà là cán bộ, công nhân viên. Để hiểu rõ lối sống của các gia đình trong mối tương quan với không gian ở, chúng tôi nghiên cứu thêm ngân sách thời gian các gia đình công nhân viên. Cũng lựa chọn các gia đình ở hai khu Trung Tự và Trương Định, tìm biết những nguyện vọng của dân cư về cải tiến nơi để giảm bớt nhiều thời gian chi phí vô ích, để phát triển lối sống mới. 4. Thực hiện hai loại đề tài vừa nói trên cũng chưa thể biết rõ được những sự hợp lý, bất hợp lý trong giải pháp kiến trúc nơi ở, nên chúng tôi còn tổ chức một loạt cuộc điều tra để thu thập ý kiến đánh giá của dân cư đối với mỗi loại kiểu nhà do Nhà nước đã xây dựng, đối với từng yếu tố kiến trúc của mỗi loại kiểu nhà. 5. Nghiên cứu các đặc điểm nhân khoa học xã hội (quy mô, tuổi tác, giới tính, loại gia đình, chu trình sống, tính chất lao động, quan hệ xã hội) của các gia đình thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, tìm hiểu tiêu chuẩn diện tích ở cần thiết để giúp cho việc thiết kế quy hoạch nơi ở, phân phối nhà ở được sát hơn. 6. Qua các đề tài trên, chúng tôi đã nghiên cứu được lối sống của các tầng lớp xã hội nói chung ở các nơi ở điển hình của Hà Xã hội học số 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn Tin tức hoạt động xã hội học 137 Nội. Chúng tôi còn đi sâu thêm một số tầng lớp đặc thù cần được quan tâm thích đáng: những gia đình có nhu cầu cấp bách về nhà ở và thiếu nhi ngoài giờ học. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra tình hình, nguyện vọng của những người về hưu, của những người mới nhập cư vào thành thị. 7. Cuối cùng chúng tôi đã đề cập một vấn đề thời sự nóng hổi: huy động vốn xã hội về ở, tìm hiểu mức độ đầu tư vốn của Nhà nước và nhân dân đã tự phải bỏ vốn xây dựng nhà ở như thế nào, tình trạng hiện nay của quỹ nhà ở của tư nhân ra sao, hiệu quả kinh tế xã hội của vốn đầu tư xã hội về ở như thế nào. Hệ thống đề tài dó đã bám sát các vấn đề đang đặt ra nói chung là tìm hiểu lối sống của cán bộ, công nhân viên ở các khu tập thể, tìm hiểu điều kiện ở còn gây trở ngại khó khăn gì cho họ, đề xuất những kiến nghị cải tiến, ngoài ra còn đề cập vấn đề huy động vốn. Do thiếu cán bộ và phương tiện nên dung lượng các mẫu nghiên cứu nói chung chưa được lớn, thường chỉ khoảng trên một trăm, chưa đem lại độ chính xác và độ tin cậy cao. Nhưng chúng tôi đã quan tâm đảm bảo không một mẫu nào có dung lượng nhỏ hơn số lớn tối thiểu (con số 30) Chúng tôi cũng đã gặp một số khó khăn “cố hữu” trong nghiên cứu xã hội học về ở. Thường phải tiến hành vài đề tài liên tiếp mới thu được thông tin tổng hợp cần thiết cho một nhiệm vụ nghiên cứu. Do tính chất nghiên cứu phức hợp, chúng tôi đã cố gắng tập hợp cán bộ nhiều ngành chuyên môn khác nhau, nhưng dù sao, mỗi đề tài vẫn mang dấu ấn chủ yếu của người phụ trách chính, nên thường chưa đạt được chất lượng toàn diện cần thiết. Ngoài nghiên cứu xã hội học cụ thể, chúng tôi có lập được một số dự bảo, nhưng không có sẵn được dự báo “nền”, chỉ dự báo được một số khuynh hướng chính và cũng mới chủ yếu trong phạm vi nhân khẩu học. Ngoài những hoạt động nghiên cứu trên, chúng tôi còn chú trọng sưu tầm nghiên cứu lý luận liên quan của các nước ngoài và tìm hiểu gia đình và nhà ở Việt Nam trong quá khứ. PHÒNG XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ (Ban Xã hội học)
Posted on: Mon, 14 Oct 2013 13:08:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015