Xã hội học số 1 – 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã - TopicsExpress



          

Xã hội học số 1 – 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT CỦA TRƯỜNG XÃ HỘI HỌC QUỐC TẾ VARNA Đầu tháng 6-1981, tại Varna (Bungari) đã tiến hành kỳ họp khoa học thứ nhất của Trường Xã hội học quốc tế Varna1 với chủ đề “Xã hội học và thực tiễn xã hội - kinh nghiệm và triển vọng”. Tham gia kỳ họp có các đại diện của giới xã hội học các nước thành viên của Trường : Cộng hòa Nhân dân Bugari, Cộng hòa Nhân dân Hungari, Cộng hòa Xã hội chủ nghịu Việt Nam, Cộng hòa . Nhân dân dân Ba Lan, Liên Xô và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. Giáo sư V. Đôbrianôp, Viện trưởng Viện Xã hội học Bungari, chủ tịch Hội đồng bác học kiêm Giám đốc Trường, đọc báo cáo chính “Xã hội học phục vụ thực tiễn xã hội” mở đầu chương trình làm việc của kỳ họp. Bản báo cáo nêu bật ý nghĩa của xã hội học với tính cách khoa học năng động trong sự nhận thức và giải thích các hiện tượng xã hội, sự cần thiết phải vận dụng tri thức xã hội học vào tất cả các lĩnh vực và các cấp độ của thực tiễn xã hội như đã nhấn mạnh trong các văn kiện của các đại hội gần đây của các Đảng Cộng sản và Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa. Bản báo cáo cũng tập trung vào việc làm rõ mối liên hệ qua lại chặt chẽ giữa hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nghiên cứu xã hội học do chính thực tiễu đời sống đem lại Tại phiên họp toàn thể thứ nhất “Về việc sử dụng xã hội học trong thực tiễn xã hội” (chủ tọa : J.Facax), báo cáo chính “Những 1 . Trường Xã hội học quốc tế Varna được thành lập tháng 6-1980 theo sáng kiến của các trung tâm xã hội học và xã hội học các nước xã hội chủ nghĩa Đồng chí Vũ Khiêu là một thành viên sáng lập và lãnh đạo của Trường. Đ Xã hội học số 1 – 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn 102 P.V vấn đề về mối liên hệ của xã hội học với thực tiễn xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Bugari” của N. Jakhien (Bungari) và các báo cáo tham luận đều tập trung vào những vấn đề về mối liên hệ của xã hội học với thực tiễn xã hội, về sự vận dụng tri thức xã hội học vào những lĩnh vực khác nhau chia đời sống. Tại phiên họp này Giáo sư vũ Khiêu đại diện cho giới xã hội học Việt Nam, đọc báo cáo tham luận “Chủ nghĩa Mác -Lênin và sự phát triển của tư tưởng xã hội học ở Việt Nam”, trong đó đặc biệt nêu bật vai trò của xã hội học Mác – Lênin trong cách mạng Việt Nam, nhấn mạnh ý nghĩa của các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính cách những công trình nghiên cứu xã hội học mácxít đầu tiên ở Việt Nam. Bản báo cáo tham luận cũng giới thiệu những phương hướng hiện nay của xã hội học Việt Nam là nghiên cứu cơ cấu xã hội của xã hội, hoàn thiện quản lý xã hội và sự hình thành lối sống xã hội chủ nghĩa. Trong viện nghiên cứu những vấn đề này, sự hợp tác quốc tế của các nhà xã hội học các nước anh em đóng vai trò quan trọng. Phiên họp toàn thể thứ hai “Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và quản lý các quá trình xã hội” (chủ tọa : Wiederschpiel và l. Rillershaus) bao gồm báo cáo chính “Sự xích lại gần nhau của các cơ cấu xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa” do F.Charvai (Tiệp Khắc) trình bày và những báo cáo tham luận về tính cơ động xã hội của cư dân, về các giai cấp và các tập đoàn xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa, về những vấn đề phương pháp luận của xã hội học nói chung và của nghiên cứu xã hội học trong công tác Đảng, và việc vận dụng tri thức xã hội học trong quản lý xã hội. Tại phiên họp toàn thể thứ ba “Kế hoạch hóa sự phát triển xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa -kinh nghiệm và triển vọng” (chủ tọa : K. Rychiarzil và Vũ Khiêu) cùng với báo cáo chính của G. V. Ôxipôp (Liên Xô), các báo cáo tham luận tập trung vào việc gắn liền với việc làm rõ những vấn đề nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu xã hội cho kế hoạch hóa xã hội, mối tương quan giữa lý luận xã hội học chung về kế hoạch hóa xã hội, giữa kế hoạch hóa kinh tế và kế hoạch hóa xã hội, giữa kế hoạch hóa Nhà nước và kế hoạch hoá xã hội, các mục đích và phương tiện của kế hoạch hóa xã hội, đồng thời cũng Xã hội học số 1 – 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học ios.org.vn Hội nghị lần thứ nhất 103 kháí quát kinh nghiệm kế hoạch hóa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa. Tại phiên họp toàn thể thứ tư “Xã hội học trong xí nghiệp công nghiệp” (chủ tọa K. Ôxipôp và Ôsapcôp), báo cáo chính “Xã hội học trong xí nghiệp công nghiệp - kinh nghiệm và triển vọng” của K.Klingzing (Cộng hòa Dân chủ Đức) cùng với các báo cáo tham luận hướng vào bốn nhóm vấn đề lớn : 1) Những chức năng và vị trí của xã hội học trong xí nghiệp nông nghiệp ; 2) Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu hoạt động chức năng của xí nghiệp công nghiệp ; 3) Mối tương quan tối ưu của việc tăng năng suất lao động và trình độ phát triển của tập thể lao động; 4) Những mối quan hệ qua lại của khâu quản lý và các tập thể lao động trong xí nghiệp. Trong cuộc thảo luận “bàn tròn” với chủ đề “Vai trò của nhà xã hội học trong xã hội xã hội chủ nghĩa” được tổ chức trong khuôn khổ kỳ họp khoa học thứ nhất này, những người tham dự đã đi tới kết luận rằng vị trí và vai trò của nhà xã hội học được quy định bởi vị trí vai trò của chính khoa học xã hội học, sự phát triển của khoa học xã hội cũng mang tính định hướng thực tiễn. Do đó, cần tăng cường mối liên hệ giữa xã hội học và thực tiễn hoạt động quản lý, giữa nhà xã hội học và nhà quản lý. Trong diễn văn bế mạc, Giáo sư V.Đobrianôp đánh giá những kết quả và những thiếu sót của kỳ họp này, xác định tính chất đúng đắn của việc lựa chọn chủ đề cho kỳ họp lần thứ nhất này. Nói chung, những người tham dự kỳ họp đều nhất trí với nhau trong sự đánh giá chung về vai trò của xã hội học trong thực tiễn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa được làm rõ hoặc chưa được giải quyết. Vì vậy cần phát triển hơn nữa xã hội học ở tất cả các cấp độ của nó, đặc biệt về mặt lý luận và phương pháp luận. Kỳ họp khoa học thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 6-1983 ở Công hòa Dân chủ Đức với chủ đề “Ý nghĩa lý luận và phương pháp luận của di sản của xã hội học của C.Mác”. P.V. (Theo tin của N.Anđrêencôva và A. Viaxôva Tạp chí Khoa học xã hội số 1-1982, tiếng Nga)
Posted on: Mon, 14 Oct 2013 12:59:08 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015