các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước - TopicsExpress



          

các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta: Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay chia thành hai loại: văn bản luật và văn bản dưới luật. - Văn bản luật: Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan quyến lực nhà nước cao nhất ban hành theo trình tự và thủ tục được quy định trong hiến pháp. Các văn bản này có giá trị trong pháp lý cao nhất. Loại văn bản này gồm 2 hình thức: hiến pháp và đạo luật. + Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nền tảng, là cơ sở ban hành các luật và văn bản dưới luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của XH: chế độ chính trị, chế độ kinh tế và văn hoá XH, quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nươc. + Luật: Là văn bản có hiệu lực pháp lý sau hiến pháp, phù hợp với hiến pháp, cụ thể hoá các quy định của hiến pháp và nhằm thực hiện hiến pháp. Hiệu lực pháp lý của luật thấp hơn hiệu lực pháp lý của hiến pháp. Mọi đạo luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ XH quan trọng. Hiến pháp cùng các đạo luật tạo thành nền tảng pháp lý của một quốc gia. Quản lý nhà nướv bằng pháp luật đòi hỏi nhà nước phải có hiến pháp và các đạo luật phù hợp với quy luật khách quan và nguệyn vọng của nhân dân. Mọi văn bản trái với hiến pháp và luật điều bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật. - Văn bản dưới luật: là những văn bản được ban hành dự trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật. Vì thế, chúng có hiệu lực thấp hơn các văn bản luật. Theo hiến pháp 1992 (sửa đổi) hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật như sau: + Pháp lệnh: Của ủy ban thường vụ Quốc hội có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản dưới luật. Pháp lệnh có thể quy định các vấn đề chức được đề cập trong luật, là một hình thức bổ sung linh hoạt và nhanh chống cho luật. Pháp lệnh là căn cứ để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác. + Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: + Nghị định, nghị quyết của chính phủ quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ. những văn bản này có hiệu lực pháp lý cao hơn so với hiến pháp và luật, pháp lệnh nhưng cao hơnso vơi các văn bản pháp luật khác do các quan nhà nước từ cấp Bộ đến HĐND và UBND các cấp ban ngành. + Quyết định chỉ thị thông tư của các Bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ. NHững văn bản này có tính chất hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của các cơ quan cấp dưới thực hiện các chức năng và nhiện vụ ngành, vì vậy chúng có tính chất nội bộ nhành và bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ quan cấp dưới thuộc ngành. Sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước pháp quyền XHCN: Thực tiển cũng như lý luận cho thấy, để có thể làm chủ, nhân dân ta phải tổ chức ra nhà nước. Nhà nước là công cụ quyền lực của nhân dân để quản lý xã hội,vì lợi ích”của dân”; nhưng trong điều kiện nước ta, nếu không do Đảng cộng sản lãnh đạo, thì nhà nước không thể là nhà nước của dân,do dân và vì dân.Nếu Đảng cộng sản không lãnh đạo thì sẽ có lực lượng đối lập với Đảng lãnh đạo, lúc đó nhà nước sẽ biến thành công cụ của một thiểu số thống trị, nô dịch và bốc lột nhân dân. Bài học kinh nghiệm lớnnhất đối vối công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng nước ta 56 năm qua và cũng là bài học xương máu rút ra từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.Chỉ có sự lãnh đạo của đảng thì nhà nước mới giữ vững được bản chất giai cấp công nhân và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng đảng lãnh đạo nhà nước không có nghĩa là đảng bao biện ,làm thay nhà nước mà là để phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sắc bén và hiệu lực quản lý,điều hành của nhà nước ,bảo đảm thực hiện đường lối của đảng trong cuộc sống. Đảng lãnh đạo là lãnh đạo xây dựng nhà nước thật sựlà công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ có một Đảng cộng sản vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, mạnh về đội ngũ cán bộ,đảng viên,tài giỏi trong phương thức lãnh đạo thì mới đủ sức lãnh đạo được nhà nước,xây dựng được một nhà nước vững mạnh về mọi mặt,đủ sức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách do đảng đề ra. Đảng yếu kém thì không thể có một nhà nước vững mạnh được. Vì thế, Đại hội IX nhấn mạnh : ”Cải cách tổ chức và hoạt độngcủa nhà nưíơc gắn liền với xây dựng chỉnh đốn đảng,đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng đối nhà nước”. Sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước được thể hiện: + Đảng đề ra đường lối, chủ trương ,chính sáchcho sự phát triển trong từng thời kỳ. + Đảng lãnh đạo nhà nước thể cchế hoá,cụ thể hoá đường lối,chủ trương,chính sách của đảng thành Hiến pháp ,pháp luật,chính sách cụ thể và lãnh đạo tổ chức,nhân dân thực thi Hiến pháp, pháp luật,chính sách. + Đảng lãnh đạo nhà nước tổ chức bộ máy tinh gọn và xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có phẩm chất,năng lực và trí tuệ. + Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra việc quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước . + Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước làm tham mưu cho đảng. + Phát huy vai trò trách nhiệm của mặt trận tổ quốc,các đoàn thể,các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc thanm gia xây dựng, kiểm tra giám sát hoạt động và bảo vệ nhà nước. ****** Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là một quan điểm chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt Đảng ta. Điều này cũng đã được Hiến pháp năm 1992 (bổ sung) nhận tại Điều 2 : “Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyjền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân saucông và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp”. Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm Như vậy, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ lập pháp, nhưng hiện nay luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân lại quy định các cơ quan đó trình các dự án Luật, pháp lệnh trước Quốc hội và UB thường vụ Quốc hội. Có ý kiến cho rằng không nên giao cho chính phủ, Việnkiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo và trình Quốc Hội các dự án Luật, pháp lệnh vì đây là thẩm quyền của Quốc hội và UB thường vụ Quốc hội, hơn nữa khái niệm lập pháp phải bao hàm toàn bộ nội dung của quá trình soạn thảo dự án Luật, thông qua và ban hành Luật, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan toàn diện và chất lượng văn bản pháp luật - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Một trong số những nội dung cơ bản nhất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Tập trung dân chủ được thể hiện trong quá trình tổ chức và xây dựng bộ máy quyền lực nhà nước, tuy nhiên phải lưu ý đến quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện công vụ của bộ máy công quyền hiện nay. Trong từng nước khi giải quyết vấn đề tổ chức quyền lực đều xuất phát từ đặc điểm rêng của nước mình. Các nước tư bản điều hành theo nguyên tắc phân lập các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với những hình thức và mức độ khác nhau. Đậy thực chất là sự phân chia giữa các tập đoàn tư bản trong các nước tư bản. Tuy vậy, trong thực tế cũng chưa có một nước tư bản nào thực hiện đúng nguyên tắc đó, mà điều áp dụng linh hoạt phù hợp với tình hình của nước nọ. Khi thảo luận vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước ta, có ý kiến cho rằng phải xây dựng nhà nước pháp quyền trên cơ sở “tam quyền phân lập dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Về vấn đề này Đại hội IX khẳng định dứt khoát “quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của nhà nước, cương lĩnh 1991 đã ghi “nước Việt Nam thống nhất 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch 3 quyền đó ”. Nhiệm vụ của nhà nước ta là không những đảm bảo dân chủ mà còn phát huy dân chủ ngày càng cao đối với nhân dân lao động. Đây là một thuộc tính của hoạt động lập pháp, lập quy của nhà nước kiều mới. Đặc điềm này thể hiện bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khi xây dựng pháp luật, mục tiêu cơ bản của những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là vì nhân dân, phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, thể hiện nguyên tắc :”dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người. Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạt động xây dựng pháp luật, được thể hiện ở tính quyết định sáng tạo của nhân dân. Nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, vừa ủy quyền cho quốc hội lập pháp, vừa tham gia góp ý kiến vào các dự án Luật, đồng thời nhân dân là chủ thể lớn nhất thực hiện pháp luật, pháp luật những điểm yếu của hệ thống pháp luật khi đưa vào cuộc sống. Tính nhân dân, tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật đem lại chất lượng, hiệu quả của các văn bản thông quá sự phản ánh chính xác, hài hòa các lợi ích của các giai cấp trong XH, đồng thời thể hiện quá trình dân chủ hóa các hoạt động của nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng pháp luật phái phản ánh đúng đắn ý chí của đại đai số nhân dân lao động, thể hiện chính xác các giá trị mà xã hội ủng hộ. Đồng thời đặc điểm này được thể hiện pháp luật sau khi ban hành phải được cả xã hội chấp hành triệt để, chính xác. Hơn nữa, hoạt động xây dựng pháp luật lấy mục tiêu ban hành pháp luật vì con người, phục vụ con người. Tính nhân dân, tính dân chủ của hoạt động xây dựng pháp luật đem lại sức mạnh thật sự cho các văn bản luật, vì nó có khả năng phản ánh chính xác, hài hoà lợi ích của các giai cấp trong XH. Vì thể, thu hút đông đảo mọi người tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, càng nâng cao chất lượng của pháp luật, đồng thời chuẩn bị cho nhân dân tuân thủ pháp luật. Đặc điểm này đòi hỏi người làm luật phải căn cứ vào tính chất và phạm vi tác động của các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra những hình thức phù hợp thu hút được đông đảo ý kiến tham gia đóng góp ở tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình xây dựng pháp luật. Chỉ trên co sở đóng góp ý kiến của nhiều người, cá nhân, tổ chức xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới đi đến kết luận cuối cùng” Nhà nước CHXHCN Việt Nam là bộ máy quyền lực của nhân dân, có chức năng định ra luật pháp và tổ chức quản lý mọi lĩnh vực của đời sống đất nước bằng luật pháp. Nhân dân là người chủ của đất nước. Nhân dân lập ra bộ máy nhà nước thay mặt mình xây dựng pháp luật và quản lý đất nước thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Vì vậy nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân *********** . Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự có tính thống nhât nội tại cao. Đặc điểm này cho thấy hệ thống pháp luật XHCN không phải là tổng số đơn giản, các quy phạm cá biệt, đơn lẽ. Pháp luật XHCN tuy được ban hành do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau, được chứa đựng trong các hình thức văieät nam bản khác nhau, điều chỉnh những quan hệ XH khác nhau, trong những thời kỳ nhất định nhưng điều được ban hành trên cơ sở hiến pháp, cụ thể hoá và để thực hiện hiến pháp hệ thống pháp luật XHCN suy cho cùng điều được xây dựng trên cơ sở các quan hệ kinh tế XHCN và có cùng bản chất giai cấp. . Pháp luật XHCN thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động. Đây là đặc điểm căn bản nhất, khác với các kiểu pháp luật trước đó. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân cư, chứ không phải chỉ là số ít những kẻ bóc lột như các kiển pháp luật trước kia. . Pháp luật XHCN do nhà nước XHCN ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ý chí nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được đề lên thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đó chính là pháp luật XHCN. . Pháp luật XHCN có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế XHCN, trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định, pháp luật phản ánh trình động phát triển kinh tế XHCN. Mọi sự thay đổi của chế động kinh tế sẽ d6ãn đến sự thay đổi tương ướng của pháp luật. tuy nhiên, với những đặc trưng của pháp luật, nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của chế độ kinh tế XH thì nó sẽ tác độg tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khác. . Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết vơi đường lối chính trị của Đảng cộng sản. Trong mối quan hệ này, đườnh lối chính trị của Đảng giữ vai trò chủ đạo, còn pháp luật là sự thể chế hoá đường lối của Đảng thành các quy định chung, thống nhất trên qui mô toàn XH. . Pháp luật XHCN còn có quan hệ qua lại với các loại quy phạm XH khác như: quy phạm chính trị, đạo đức, quy phạm XH khác, tập quán...mối quan hệ này, pháp luật đóng vai trò chung tân d0iều chỉnh và ở mức độ nhất định chịu ảnh hưởng các quy phạm XH. . Pháp luật XHCN là pháp luật kiểu mới thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Bản chất pháp luật XHCN: là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật XHCN được ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước XHCN trên cơ sở giáo dục thuyết phụ mọi người tôn trọng và thực hiện. Pháp luật XHCN là pháp luật kiểu mới, có bản chất khác với các kiểu pháp luật trước đây bởi nó dựa trên cơ sở kinh tế chính trị - XH, văn hoá và tư tưởng XHCN. Tuy nhiên, xét ở góc độ chung các kiểu pháp luật trong lịch sử, pháp luật XHCN vừa có tính giai cấp, vừa có tính XH. Pháp luật XHCN là kiểu pháp luật “thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rão cho nhân dân lao động”. b- Vai trò: Thực tế đã chỉ rõ trong XH XHCN, pháp luật giữ vai trò vô cùng quan trọng điều đó thể hiện ở những điểm sau : + Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng công sản - Đảng cần quyền. Đường lối, chính sách của Đảng cộng sản thể hiện ý chí nguyện vọng của đại đa số các thành viên trong XH (giai cấp công nhân và nhân dân lao động). Thông qua pháp luật đường lối chính sách của Đảng công sản trở thành quy tắc xử sự chung của thành viên trong XH. Pháp luật định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của nhà nước. + Pháp luật là công cụ quyền lực thực hiện nhà nước. Nhà nước XHCN không chỉ cần đến pháp luật với ý nghĩa là công cụ cưỡng chế, trấn áp mà còn là phương tiện để tổ chức quản lý, phát huy khả năng tác động hướng dẫn đối với các quan hệ Xh thông qua việc điều khiển hành vi của con người cụ thể là: . Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH. Pháp luật XHCN điều chỉnh, hướng dẫn hành vi xử sự của các chủ thể thiết lập trật tự pháp luật thức đẩy quá trình phát triển XH. Mặt khác, pháp luật còn chứa đựng những quy định cấm mọi hành vi vi phạm. NHững biện pháp được pháp luật quy định để áp dụng trong những trường hợp có vi phạm pháp luật là cơ sở để xử lý những hành vi nguy hiểm cho XH, đồng thời biểu hiện sức mạnh của nhà nước và quyền lực nhân dân một cách công khai. . Pháp luật XHCN là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước XHCN. Bộ máy nhà nước là thể chế phức tạp gồm nhiều co quan đợn vị tổ chức. Nhờ có các nguyên tắc và quy định của pháp luật mà có thể tổ chức một cách khoa học, phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, của các cơ quan nhà nước, tạo ra cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực hiện nhà nước. . Pháp luật XHCN là phương tiện thực hiện chức năng tổ chức quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. Chức năng kinh tế của nhà nước là chức năng có phạm vi rộng và phức tạp bao gồ nhiều hoạt động như: vạch định các chính sách kinh tế, kiểm tra xử lý vi phạm, hướng dẫn giúp đở các thành phần kinh tế đi theo chương trình mục tiêu do nhà nước đề ra, đảm bảo cho sự vận hành tự do và an toàn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN...toàn bộ quá trình đó thể hiện vai trò vô cùng to lới và tích cực của nhà nước XHCN. Pháp luật XHCN với tính chất đặc thù của nó chính là cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng của mình. . Bên cạnh các chức năng phản ánh, mô hình quá các quan hệ XH, pháp luật XHCN còn định hướng sự phát triển của các quan hệ XH, vì vậy nó có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng các quan hệ XH mới. Mặt khác pháp luật XHCN còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường ổn định để thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc không phụ thuộc chế độ chính trị và trình động phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền cùng có lợi. + Pháp luật XHCN là thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân lao động. Việc thể chế hoá được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, tự do, bình đẳng giữa các nhà nước và công dân, giữa công dân với nhau. Mặt khác, pháp luật có khả năng giáo dục con người, cải tạo XH. Ngoài những ý nghĩa Pháp luậc XHCN còn chuyển tải những gía trị đạo đức, nhân văn đã hình thành trong lịch sử truyền thống và ngày càng được bổ sung trong đời sống thực tế. Như vậy, muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước đẩy nhanh sự phát triển của XH, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài cần phải chú trọng phát huy vai trò của phát luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật 1. Cơ sở để đảm bảo của nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân: Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân ta xây dựng là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều này được quy đinh khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị XHCN. Về cơ sở chính trị, nó xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của giai cấp công nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc, sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến sự thống nhất về ý chí và hành động của tuyệt đại quần chúng nhân dân lao động. Về cơ sở kinh tế của nhà nước, nhà nước ta là nhà nước được xây dựng trên nền tảng kinh tế XHCN, với chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, nghĩa là nhân dân lao động chính là chủ sở hữu của các tư liệu SX chủ yếu. Đây chính là điều kiện để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi vì giai cấp nào, lực lượng nào nắm giữ kinh tế (mà chủ yếu là nắm giữ các TLSX quan trọng) thì giai cấp ấy, lực lượng ấy mới thật sự nắm giữ quyền lực chính trị. 2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. * Nhà nước của nhân dân : Trước hết ta thấy rằng Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, điều này chính là điều kiện đầu tiên phải có để đảm bảo cho việc thực hiện nhà nước “do nhân dân và vì nhân dân”. Tính nhân dân của nhà nước được thể hiện ở quyền lực thực sự của nhà nước ở nơi dân; chính quyền do nhân dân lập nên và tham gia gia quản lý và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Khi xác định quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, điều đó không có nghĩa là mỗi người dân đều tự hành xử theo ý chí riêng của mình mà quyền lực đó phải được tổ chức để nhân dân thông qua tổ chức mà sử dụng quyền lực nhà nước. Tổ chức quyền lực nhà nước đó là cơ quan đại biểu nhân dân Cơ quan đại biểu nhân dân được hình thành từ sự tập họp các đại biểu nhân dân do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm quyền lực nhà nước của mình và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đến lượt mình các cơ quan đại biểu nhân dân, thay mặt nhân dân và vì lợi ích của nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Nói cách khác, cơ quan nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhân dân Con đường, biện pháp mà nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước được ghi nhận ở điều 6 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) : “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Đồng thời chính nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân ủy nhiệm. Quyền giám sát đó được thực hiện bằng cơ chế hợp lý và công cụ pháp lý có hiệu quả nhất Tóm lại, ở nhà nước ta quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quyền lực nhà nước của nhân dân thống nhất và tập trung. Bằng con đường đó, nhân dân mới thật sự quyết định công việc của đất nước mình vì lợi ích của chính mình * Nhà nước do nhân dân : Nhà nước do nhân dân thể hiện ở việc khi đưa mọi đường lối, chính sách, pháp luật ... nhà nước phải đảm bảo phải do nhân dân quyết định, nhân dân thưc hiện và dân kiểm tra, tức là phải tuân thủ nguyên tắc “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” . Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạt động xây dựng pháp luật, được thể hiện ở tính quyết định sáng tạo của nhân dân. Nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, vừa ủy quyền cho quốc hội lập pháp, vừa tham gia góp ý kiến vào các dự án Luật, đồng thời nhân dân là chủ thể lớn nhất thực hiện pháp luật, phát hiện những điểm yếu của hệ thống pháp luật khi đưa vào cuộc sống Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng pháp luật phải phản ánh đúng đắn ý chí của đại đại số nhân dân lao động, thể hiện chính xác các giá trị mà xã hội ủng hộ. Đồng thời đặc điểm này được thể hiện pháp luật sau khi ban hành phải được cả xã hội chấp hành triệt để, chính xác. Hơn nữa, hoạt động xây dựng pháp luật lấy mục tiêu ban hành pháp luật vì con người, phục vụ con người. Muốn làm được điều đó, khi xây dựng các văn bản pháp luật, nhà nước phải thu hút đông đảo mọi người tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, càng nâng cao chất lượng của pháp luật, đồng thời chuẩn bị cho nhân dân tuân thủ pháp luật. Chỉ trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhiều người, cá nhân, tổ chức xã hội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới đi đến kết luận cuối cùng * Nhà nước vì nhân dân : Bản chất của nhà nước ta là nhà nước vì dân thể hiện trước hết mọi chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội ... của nhà nước đều phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, thể hiện nguyên tắc :”dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người. Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Điều này ở nhiệm vụ của nhà nước ta trong hoạt động lập pháp, lập quy phải không những đảm bảo dân chủ mà còn phát huy dân chủ ngày càng cao đối với nhân dân lao động. Tính chất nhà nước “do nhân dân và vì nhân dân” phải thể hiện rõ trong nội dung pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động chứ không chỉ bảo vệ cho quyền lợi, lợi ích của một giai cấp riêng lẻ như nhà nước của giai cấp tư sản Tóm lại, đối với đặc trưng của nhà nước ta, ba yếu tố “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”là một thể thống nhất trong đó yếu tố”của nhân dân”là là quyết định. Ngược lại, có phát huy 2 yếu tố ”do nhân dân,vì nhân dân” thì Nhà nước ta mới thực sự là ”của nhân dân”. * Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh công - nông và đội ngũ trí thức Như đã nói ở phần trên, quyền lực trong nhà nước không phải là quyền lực của cá nhân hay của bộ máy nhà nước mà phải thật sự là của toàn thể nhân dân, dựa trên nền tảng là liên minh công – nông và đội ngũ trí thức Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chẳng những là yêu cầu khách quan về chính trị, làm nền tảng vững chắc cho nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng CNXH, mà còn là yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Liên minh thể hiện tính quy luật chung của cách mạng XHCN ở những nước có nông dân chiếm đại bộ phận dân cư và thường có nền kinh tế chậm phát triển như nước ta. Đồng thời với xu hướng nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức mới có thể xác định được đường lối, chính sách đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước 3. Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. . Để xây dựng bộ máy nhà nước và quản lý có hiệu quả công cuộc xây dựng xã hội mới : XHCN, cần nhận rõ mối quan hệ dân chủ XHCN với kỷ cương luật pháp XHCN. Không có kỷ cương luật pháp thì không có CNXH. Không có kỷ cương, luật pháp thì cũng không có nhà nước pháp quyền, không có xã hội ổn định, xã hội trở thành vô chính phủ, không sao chống được tệ nạn quan liêu, cửa quyền, độc đoán, tham nhũng và từ đó làm sao giải quyết được mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa con người với con người, con người với cộng đồng, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội và bảo vệ được tính công băng xã hội. XHCN là một xã hội dược tổ chức trên cơ sở luật pháp. Luật pháp là cái thể hiện, là cái đảm bảo cho quyền làm chủ của nhân dân lao động và là công cụ để quản lý xã hội. Nói Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền có nghĩa là nhà nước hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước chỉ được thực hiện thông qua pháp luật và cũng bị hạn chế bởi chính pháp luật Nói cách khác, nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Tính pháp quyền XHCN của nhà nước ta được thể hiện ở các đặc trưng như sau : - Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước trong đó quyền dân chủ, quyền tự do và lợi ích chính đáng của con người, của công dân được nhà nước bảo đảm và bảo vệ. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp để điều chỉnh các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và pháp luật giữ vai trò tối cao. Nhà nước pháp quyền quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ điều tiết chủ yếu mối quan hệ giữa con người với con người, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện lạm dụng từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là nhà nước mà mọi tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều hoạt động dựa cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật. Tất cả mọi người không loại trừ ai (kể cả những người ban hành pháp luật) cũng phải chịu sự chi phối của pháp luật. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó xác định rõ trách nhiệm của cả hai bên: nhà nước và công dân trên cơ sở pháp luật, quyền của nhà nước là nghĩa vụ của công dân, quyền của công dân là nghĩa vụ của nhà nước - Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được thực hiện theo cơ chế quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong vịêc thực hiện các quyền : hành pháp, lập pháp và tư pháp. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước có những hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, xét xử có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và có một hệ thống tài phán hoàn chỉnh (của cả cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính). - Nhà nước pháp quyền là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn là nhà nước thống nhất của các dân tộc, dân chủ thực sự, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. 4. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước ta là nhà nước trong đó bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, vì thế quyền lực nhà nước là thống nhất, không “tam quyền phân lập” nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực. Cách tổ chức này nhằm vừa bảo đảm tính độc lập chủ động, tính trách nhiệm cao của từng cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực được nhân dân giao cho, vừa đảm bảo tính thống nhất, khách quan hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền của hệ thống cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất”, không thể phân chia, cắt khúc đối chọi nhau giữa các quyền, bới vì “tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”, biểu hiện tập trung ý chí của nhân dân bắt nguồn từ nhân dân. Nhân dân là chủ thể, là cội nguồn quyền lực nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình bằng nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất. Mặt khác, hoạt động nhà nước không thể không thể một cơ quan nào có khả năng trực tiếp thực thi một cách đầy đủ, có hiệu quả cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy cần thiết cho sự phân công rành mạch và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền nhằm vừa bảo đảm tính độc lập chủ động, tính trách nhiệm cao của từng cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực được nhân dân giao cho vừa đảm bảo tính thống nhất, khách quan hiệu quả, tránh tình trạng lạm quyền, chuyên quyền của hệ thống cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Nhà nước ta khác so với kiểu tổ chức nhà nước tam quyền phân lập là ở chổ, không có sự phân quyền mà chỉ có sự phân công. Đồng thời lại có sự thống nhất quyền lực nhà nước cao nhất ớ Quốc hội. cách tố chức quyền lực này còn tránh được sự đối chọi giữa các nhánh quyền lực thường xảy ra trong kiểu tổ chức phân lập 3 quyền cho lợi ích của các thế lực đứng sau mỗi nhánh quyền lực đó. Cơ chế và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất về quyền lực nhà nước của nhân dân. Việc xây dựng bộ máy nhà nước ta bắt đầu từ việc nhân dân bầu ra các đại biểu nhân dân hợp thành Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Chế độ bầu cử hiện nay ở nước ta là cơ sở pháp lý để nhân dân bầu ra các đại biểu chân chính của mình. Thông qua bầu cử, nhân dân ủy nhiệm quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, bao gồm 3 hoạt động chủ yếu sau đây : một là định ra các chủ trương chính sách, các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại ... dưới hình thức pháp luật, hai là lập ra những tổ chức, những cơ quan để thực hiện các chủ trương nhiệm vụ nói trên và ba là giám sát việc thực hiện của các tổ chức bộ máy nhà nước. Như vậy, quyền lực nhà nước là tập trung vào các cơ quan quyền lực nhà nước cụ thể là vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, mà chủ yếu là Quốc hội. - Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, cử ra cơ quan hành pháp, tư pháp và thực hiện việc giám sát theo đúng pháp luật Sau khi lập pháp, định ra đường lối, chính sách, Quốc hội và Hội đồng nhân dân không trực tiếp thực hiện tất cả các công việc mà thành lập ra các cơ quan, bộ máy nhà nước và uỷ nhiệm quyền lực chính trị cho các cơ quan đó để thực hiện các đường lối, chính sách đã định. Các cơ quan của bộ máy nhà nước gồm : - Chủ tịch nước, - Cơ quan hành pháp : đứng đầu là Chính phủ, ở địa phương bao gồm UBND 3 cấp - Cơ quan tư pháp : ở trung ương gồm có Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở Trung ương, ở địa phương gồm có Tòa án nhân dân (2 cấp tỉnh - huyện), Viện kiểm sát nhân dân (2 cấp : tỉnh - huyện) Quốc hội cũng thay mặt nhân dân bầu ra những người đứng đầu bộ máy nhà nước ta : bao gồm : Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chánh tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cũng chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định về việc thành lập hay giải tán quốc hội, kéo dài hay rút ngắn nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm, cách chức những người trong bộ máy quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung. Nhưng một khi đã thực hiện sự phân công chức năng, phân cấp nhiệm vụ quyền hạn rồi thì phải có biện pháp bảo đảm cho quyền lực nhà nước được tập trung và thống nhất. Biện pháp đó chính là thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bao gồm việc nghe báo cáo, chất vấn và hủy bỏ những văn bản sai trái. 5. Liên hệ thực tiễn cả nước, ngành, hoặc địa phương và đơn vị mình. Trong những năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và qua rèn luyện trong thực tiễn quản lý, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, để thể hiện rõ bản chất của một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Nổi bậc nhất là những thành tựu về xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý đất nước, về xây dựng nền dân chủ XHCN, nhất là dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào dân, thể hiện việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhà nước cũng đã tích cực đấu tranh chống các tệ nạn XH, xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên vẫn còn 2 vấn đề cơ bản sau đây cần được tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng lên một trình độ mới để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển cách mạng trong tình hình mới, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý việc thực hiện pháp luật, chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước. - Sự nghiệp cách mạng hiện nay đang đòi hỏi một hệ thống pháp luật để làm cơ sở cho sự thống nhất quản lý nhà nước và hành vi của công dân. Viêc xây dựng luật pháp vừa qua tuy đã có nhiều có gắng nhưng luật pháp vẫn chưa bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động của XH. Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng luật pháp thì sửa đổi, hoàn thiện luật pháp là công việc thường xuyên của nhà nước. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực thường xuyên bám sát đời sống của từng đạo luật đã ban hành trong XH, thường xuyên rút kinh nghiệm và đề xuất những sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trước những biến đổi của tình hình. Để luật pháp thật sự là cơ sở pháp lý của nhà nước và hành vi của công dân thì phải giáo dục rộng rãi luật pháp cho toàn dân. Đặc biệt cần tùy theo đối tượng mà lựa chọn pháp luật để đưa vào giáo dục trong các nhà trường, các đoàn thể chính trị, các tổ chức XH, các đơn vi SX kinh doanh, các sinh hoạt chính trị của nhân dân. Việc` quản lý thực hiện pháp luật phải chặt chẽ, xử lý các vi phạm phải nghiêm, việc ngăn chặn các tệ nạn XH kém hiệu quả lại chính là do thiếu sót chủ quan của bộ máy nhà nước. Đó là do luật pháp chưa đầy đủ, cơ chế có nhiều sơ hở, ngay cả những vấn đề đã có luật pháp nhưng chưa quản lý việc thi hành luật pháp không chặt chẽ và xử lý những vụ vi phạm luật pháp khôn g nghiêm, thậm chí còn có cả tiêu cực trong việc xử lý các vi phạm luật pháp. - Vấn đề cơ bản để xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là phải ra sức xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức viên chức nhà nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay, CN cá nhân trong hàng ngũ cán bộ viên chức nhà nước đang có cơ hội phát triển. Tình trạng tham nhũng trong bộ máy Đảng, nhà nước đang trở nên bức xúc. Tham nhũng đã được Đảng đánh giá là quốc nạn. Nó lại gắn liền với quan liêu, cửa quyền, hách dịch, lãng phí ... Nhiều hiện tượng sa sút phẩm chất, chạy theo quyền lực bằng mọi cách như xu nịnh, tạo phe cánh để ngoi lên, lừa đảo bằng cấp, chứng chỉ, thành tích ... thậm chí có cả việc đút lót. Thực trạng này đang phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng – Nhà nước với nhân dân. Vấn đề xây dựng đạo đức đang trở thành vấn đề hàng đâu của công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước. Phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không biến quá trình giáo dục thành một quá trình đạo đức đơn thuần mà đi đôi với với giáo dục phải xứ lý nghiêm minh mọi dựa vi phạm luật pháp của bất cứ ai. Việc thực hiện nhiêm vụ từng bước phát triển kinh tế tri thức như Đại hội IX của Đảng đã đề ra cũng việc chống lại các nguy cơ đòi hỏi đội ngũ cán bộ công viên chức nhà nước có một tầm cao về năng lực trí tuệ, phẩm chất, tư duy và năng lực nghiệp vụ.
Posted on: Sat, 28 Sep 2013 14:53:37 +0000

Trending Topics



written a statement to our Premier in
TWO-THUMBS FOR FILIPINO MATH WIZARDS...CONGRATS! PROUD TO BE
Hello good people of Facebook, I would like to donate this song
Day 48 of #92daysofsummer! #92Days! 92 Activities! 92 Books!

Recently Viewed Topics




© 2015