leading questions - Câu hỏi dẫn dắt 1. Câu hỏi được - TopicsExpress



          

leading questions - Câu hỏi dẫn dắt 1. Câu hỏi được thừa nhận (Assumptive questions) Câu hỏi dẫn đến câu trả lời theo ý muốn có thể áp dụng nguyên tắc được thừa nhận, chẳng hạn như bằng cách đổi chỗ chủ ngữ của câu: Ví dụ: “How much will cost of living go up in the next few weeks?” (Giá cả sẽ tăng trong vài tuần tới phải không?) Câu này thừa nhận rằng giá cả sẽ tăng trong vài tuần tới - chủ ngữ của câu hỏi nói về how much cost of living will go up (Giá cả sẽ tăng). Trên thực tế, khó mà không đồng ý với câu hỏi như thế hoặc thậm chí là câu hỏi: “Do you think cost of living will go up in the next few weeks?” (Bạn có nghĩ giá cả sẽ tăng trong vài tuần tới không?). 2. Câu hỏi liên kết (Linked questions) Bạn có thể dẫn dắt câu hỏi bằng cách dùng nguyên tắc kết hợp những gì bạn đã nói trước và vẫn còn đọng lại trong đầu người được hỏi: Ví dụ: “I really like the holiday! What about you?” (Tôi rất thích kỳ nghỉ! Còn bạn thì sao?). Bạn cũng có thể sắp đặt một điều gì đó trong phạm vi câu hỏi: Ví dụ: “What do you think about the president? Many people object to him.” (Bạn nghĩ gì về ngài tổng thống? Có nhiều người phản đối ông ấy). Câu hỏi này bao hàm sự ép buộc mang tính chất xã hội. Ngoài ra, bạn còn có thể thêm sự khích lệ theo ý muốn vào trong câu: Ví dụ: “Would you like to visit Da Lat, which is a cool and beautiful town?” (Cậu có thích đi thăm Đà Lạt không, một thành phố đẹp và mát mẻ hay không?) 3. Câu hỏi hàm ý (Implication questions) Đây là loại câu hỏi làm người khác nghĩ đến hàm ý của các sự kiện trong quá khứ hoặc ở hiện tại móc nối quá khứ với tương lai thành chuỗi nguyên nhân - hệ quả. Ví dụ: “If you go out tonight, what will happen in your examination tomorrow?” (Nếu tối nay cậu đi chơi, thì ngày mai cậu sẽ thi cử như thế nào?) 4. Câu hỏi nhằm nhận được sự đồng ý (Ask for agreement) Loại câu hỏi dẫn dắt trực tiếp nhất là loại câu hỏi đóng (closed) – hỏi nhằm nhận được sự đồng ý, làm cho người khác dễ dàng nói “yes” hơn là “no”. Ví dụ: “Do you agree that we need to wear the helmets?” (Bạn có đồng ý với việc chúng ta cần phải đội mũ bảo hiểm không?) 5. Câu hỏi đuôi (Tag questions) Câu hỏi đuôi là những câu hỏi ngắn, phần hỏi được đặt ở cuối câu. Chúng là những cụm từ ngắn và thường bao hàm nhân tố phủ định như “Isn’t it?” hoặc “Doesn’t she?”, v.v. Ví dụ: “You will go abroad to study next year, won’t you?” (Năm tới cậu sẽ đi học ở nước ngoài có phải không?). 6. Câu hỏi mang tính chất ép buộc (Coercive questions) Là loại câu hỏi bắt buộc người nghe phải đưa ra những câu trả lời cụ thể - bao hàm sự ép buộc ẩn ý hoặc nói thẳng. Ví dụ: “You are completing the job at this month, aren’t you? If you aren’t then they won’t pay the salary to you.” (Anh sẽ hoàn thành công việc cuối tháng này phải không? Nếu không họ sẽ không trả lương cho anh). Hy vọng phần giải đáp trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về “leading questions”. ~ R ~
Posted on: Thu, 25 Jul 2013 07:01:56 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015