lại giới thiệu sách các bạn nhỉ ;) Biên niên ký - TopicsExpress



          

lại giới thiệu sách các bạn nhỉ ;) Biên niên ký chim vặn dây cót, Haruki Murakami, Nhã Nam xuất bản, Trần Tiễn Cao Đăng dịch với mình một quyển sách yêu thích mình có thể đọc đi đọc lại vài chục lần, có những đoạn gần như thuộc lòng, hoặc khi trong cuộc sống gặp một chuyện gì đó, mình lại giở một vài đoạn ra đọc lại. Có khi liên quan, có khi chẳng liên quan, chỉ như một cách mình refresh lại mình, nhắc nhở lại mình "đừng quá lấn sâu vào một cái gì đó, cuộc đời còn có nhiều thứ khác để sống thú vị" Viết về quyển sách này đã có rẩt nhiều người đã viết rất hay và trộm nghĩ, mình không đủ trình để đả động đến những tư tưởng này, tư tưởng kia của tác phẩm hay tác giả. Mình chỉ nói đến một vài điểm nổi bật của cuốn sách. Thứ nhất đó là nhạc điệu của cả tác phẩm. Murakami là người sành nhạc (ông đã từng sở hữu một quán cà phê nhạc Jazz thì phải) cho nên trong các tác phẩm của ông luôn luôn có nhạc điệu và mình tin rằng khi ông viết, bên tai ông có những giai điệu nào đó cứ lặp đi lặp lại một cách ám ảnh, và chúng ám cả vào câu chữ luôn. Sau khi đọc cuốn sách, mình đã lùng để nghe bằng được bản Chim ác là ăn cắp của Rossini. Và mình thấy nó quẩn quanh, bó bức y như tâm trạng của nhân vật chính trong sách, cứ khi nào có vấn đề gì thì đi làm việc nhà (nấu ăn, là quần áo, rửa bát) :p Thứ hai đó là ám ảnh về cái giếng sâu (bác nào rành phân tâm học phân tích hộ em) của Murakami. Trong rừng Nauy, ngay từ đầu tác phẩm, tác giả cũng nhắc đến những cái giếng nằm lẫn trên đồng cỏ, những cái giếng không có đáy mà người ta có thể hụt chân rơi xuống bất cứ lúc nào. Trong Biên niên ký thì có vẻ như dũng cảm hơn, tác giả cho nhân vật chính tự trèo xuống giếng và giam mình trong đó. Đấy là phần thắt nút của câu chuyện. Từ đó các bế tắc được dần dần hoá giải và cũng từ cái giếng đó, nhân vật chính tự mình đi tìm và kết nối với những thế giới khác để tìm và giành lại cô vợ thân yêu. Vậy là cái giếng như vừa là một biểu tượng của bản ngã mà mỗi con người cần can đảm đối diện, vừa như một cánh cửa liên thông sang các thế giới khác. Thứ ba là sự tồn tại của nhiều thế giới song song. Có lẽ đó là điều hấp dẫn mình nhất từ Murakami. Tại tính cách mình ngoắt nghoéo nên chỉ thích những gì nhiều layer, các nhân vật trong truyện phải nhảy loạn xạ hết lớp lang này đến lớp lang kia và phi tuyến tính. Thế mới bất ngờ và thú vị, chứ đọc xong quyển sách gấp lại sụt sùi tí rồi quên béng luôn chả hiểu mình vừa khóc vì cái gì thì cũng vô duyên tợn. Điều kỳ lạ và tuyệt vời nhất mình thấy ở Murakami đó là ông đã xây dựng lên được những thế giới đó, cái nào cũng độc đáo, dày dặn và không khoan nhượng. Mình có thói quen là hay tìm ảnh của các nhà văn để nhìn vào mắt họ, có những nhà văn chả thấy mẹ gì :p có người mình nhìn thấy sự dối trá, có người mình nhìn thấy lòng nhân hậu, người thì rất đau đớn, người thì lại nhẹ tênh, khinh khỉnh chả coi đời coi ai ra gì... còn với Murakami, nhìn vào mắt ông mình chỉ nhìn thấy sự u tối, có điều sự u tối đó không hề đáng sợ, mà lại rất lôi cuốn, kích thích. Dường như ông đang ở đây, tồn tại giữa chúng ta, nhưng lại không thuộc về thế giới này, mà chỉ mượn trong bộ dạng của một nhà văn để kể cho chúng ta nghe về sự tồn tại của nhiều nhiều thế giới khác nữa. Ông ấy không như chúng mình đâu, thật đấy ;)
Posted on: Sat, 13 Jul 2013 08:02:26 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015