Âm nhạc có lẽ là 1 trong những môn nghệ thuật quan - TopicsExpress



          

Âm nhạc có lẽ là 1 trong những môn nghệ thuật quan trọng với đời sống con người. Nhờ có âm nhạc mà con người có thể gửi gắm, chia sẻ và đi tìm những giai điệu phù hợp nhằm vơi đi sự trống vắng cũng như làm phong phú hơn cho tâm hồn mình . Có lẽ mỗi người sẽ có 1 gu âm nhạc khác nhau do cá tính và sở thích của từng người, thậm chí gu âm nhạc cũng đổi theo thời gian khi ta lớn lên, già đi. Theo ý kiến cá nhân, việc nghe nhạc có lẽ sẽ hiệu quả nhất nếu nó phù hợp với tâm trạng người nghe và khung cảnh xung quanh. Mỗi buổi sáng, cb hay bắt đầu ngày mới với những bản nhạc trẻ trung từ XoneFM hay những bản nhạc nhẹ nhàng của Tây Tạng. Khi làm việc thì cb lại thích nhạc không lời, cổ điển như Beethoven, Mozart, Bach... và trước khi ngủ thì 1 chút gì đó nhẹ nhàng và êm dịu của Jazz hay Soul (thông thường cb hay nghe Norah Jone trước khi đi ngủ). Những bài Thánh ca hay kinh Phật nhiều lúc cũng có tác dụng ru ngủ rất tốt. Cb cũng rất thích nghe Quan họ nhưng nhiều người nói rằng nếu nghe quan họ trong khung cảnh đồng quê Bắc bộ với những liền anh, liền chị biểu diễn trước mặt thì sẽ thấm hơn nhiều. :-) Cb cũng tin như vậy vì cũng từng được thưởng thức hò Huế trên thuyền dọc sông Hương, hay kiểm chứng hiệu quả của những lần được ngồi nhâm nhi đặc sản địa phương với các bác nông dân biễu diễn đờn ca tài tử tại vườn. Những ai hay đi xe đò về miền Tây sẽ dễ dàng nhận ra gần như trên mọi chuyến xe đều mở sẵn những bản nhạc dân ca miền Tây êm dịu. Những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng với ca từ chân chất, mộc mạc hòa vào những đồng lúa vàng rượi tít tắp, những phiên chợ nổi tấp nập và những vườn trái cây bạt ngàn thì đúng là 1 sự kết hợp hoàn hảo. Những ai được nghe những nghệ sĩ đường phố biễu diễn nhạc Jazz ở ga tàu điện ngầm Paris có lẽ sẽ hiểu hiệu ứng của khung cảnh xung quanh tới âm nhạc như thế nào. Âm nhạc phản ảnh rất nhiều về con người cũng như hoàn cảnh sáng tác nên chúng. Nhạc Việt đa số là buồn và bài càng hay thì càng buồn nhưng có vẻ nhạc ngoại cũng ko ngoại lệ. Niềm vui thì sẽ trôi qua rất mau nhưng nỗi buồn thì sẽ còn hằn lên tâm hồn con người rất lâu và khi chúng tích tụ, lắng đọng tới mức đủ lớn thì sẽ tạo nên những tuyệt tác có thể ảnh hưởng, gây ấn tượng cho người nghe về lâu dài. Cb cũng như bao người trẻ tuổi trong thập niên 90 chìm đắm trong những bản pop ballad nhẹ nhàng của Céline Dion, Whitney Houston, Diana Ross, Alanis Morrisette, Michael Jackson, Westlife, Boyzone, Backstreet Boys... nhưng như nhiều người từng nói, thế giới đã thay đổi hẳn kể từ cái ngày định mệnh 11/9/2001 ấy. Sau cái ngày ấy, có lẽ những bản nhạc man mác buồn ko còn phù hợp với khung cảnh u ám của thế giới nữa và xu hướng nhạc giải trí, thị trường để xua tan nỗi buồn dần lên ngôi. Cb ko quá quan trọng dòng nhạc nào hay nhạc sĩ, ca sĩ nào biểu diễn vì có lẽ mỗi thứ trên đời tồn tại đều có lý do của nó nhưng mỗi khi thưởng thức 1 tác phầm nào đó (cả khi đi xem ca kịch hay phim ảnh) thì tiêu chí đầu tiên để đánh giá phải là CẢM XÚC. Cảm xúc có thể bù lại những khiếm khuyết về kỹ thuật, phong cách hay kinh nghiệm trình diễn đồng thời là con đường ngắn nhất để kết nối giữa nghệ sĩ và thính giả. Có điều hiện nay có vẻ không nhiều nghệ sĩ (cả trong nước và nước ngoài) có được đam mê và cảm xúc để đưa khán giả đạt tới những cung bậc như ngày xưa? Và chúng ta sẽ phải chấp nhận sự thật này để tiếp tục guồng quay vội vã của thời đại.
Posted on: Mon, 28 Oct 2013 16:36:57 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015