ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ - TopicsExpress



          

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Download full : thuvien24/-danh-gia-hien-trang-o-nhiem-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-tai-nguyen-nuoc-mat-tren-dia-ban-tinh-gia-lai-98399.html Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con người và các loài sinh vật mà nước còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hộicủa một quốc gia hay một khu vực. Những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Nước thải từ các nhà máy, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, nước thải sinh hoạt,… chưa qua xử lý được thải ra môi trường ngày càng nhiều đã gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt. Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn. Nhận thấy được tầm quan trọng của tài nguyên nước mặt vànhững vấn đề ô nhiễm đang diễn ra hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013. Đề tài bao gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong đó lần lượt nói về: các nguồn nước mặt của tỉnh; hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt; diễn biến chất lượng nước mặt qua các năm và xác định các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chính trên địa bàn tỉnh. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề tài đã thu được những kết quả: Đưa đến cái nhìn tổng thể về tài nguyên nước mặt và hiện trạng ô nhiễm nước mặt hiện nay của tỉnh Gia Lai. Đánh giá được tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước mặt của tỉnh về những việc đã làm được và các vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặtđược tốt hơn. LỜI CẢM ƠN.. iii TÓM TẮT.. iv MỤC LỤC.. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.. viii DANH MỤC HÌNH.. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU.. x Chương 1. 1 MỞ ĐẦU.. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI2 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.. 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.. 2 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI2 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 3 Chương 2. 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT.. 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản. 4 2.1.2. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt5 2.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.. 7 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai7 2.2.1.1. Vị trí địa lý. 7 2.2.1.2. Đặc điểm địa hình. 10 2.2.1.3. Đặc trưng khí hậu. 10 2.2.1.4. Đặc điểm thủy văn. 11 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội11 2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Gia Lai11 2.2.2.2. Dân số và lao động. 13 2.2.2.3. Giáo dục và y tế. 13 2.2.2.4. Giao thông. 14 2.2.2.5. Văn hóa – Thể dục thể thao. 15 Chương 3. 16 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI16 3.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT.. 16 3.1.1. Các nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai16 3.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt tại tỉnh Gia Lai18 3.1.3. Chất lượng nước mặt tỉnh Gia Lai19 3.1.3.1. Hàm lượng Ôxy hòa tan (DO). 26 3.1.3.2. Hàm lượng COD.. 26 3.1.3.3. Hàm lượng BOD5. 27 3.1.3.4. Hàm lượng TSS. 27 3.1.3.5. Hàm lượng Amoni28 3.1.3.6. Hàm lượng NO2-28 3.1.3.7. Hàm lượng NO3-29 3.1.3.8. Hàm lượng PO43-29 3.1.3.9. Hàm lượng F-30 3.1.3.10. Hàm lượng CN-30 3.1.3.11. Hàm lượng E.coli30 3.1.3.12. Hàm lượng Coliform.. 31 3.1.3.13. Hàm lượng Fe. 31 3.1.3.14. Hàm lượng Cr III32 3.1.3.15. Hàm lượng Hg. 32 3.1.3.16. Hàm lượng Cd. 33 3.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tỉnh Gia Lai33 3.1.4.1. Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt33 3.1.4.2. Nước thải công nghiệp. 34 3.1.4.3. Nước rỉ rác. 36 3.1.4.4. Nước thải bệnh viện. 37 3.1.4.5. Nước thải nông nghiệp. 40 3.1.4.6. Khai thác và sử dụng quá mức. 40 3.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỈNH GIA LAI42 3.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước mặt42 3.2.2. Các cơ sở pháp lý áp dụng trong quản lý tài nguyên nước mặt43 3.2.3. Hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt45 3.2.4. Các hoạt động quản lý môi trường nước đã triển khai45 3.2.5. Hiện trạng thu gom và XLNT trên địa bàn tỉnh. 47 3.3. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 50 Chương 4. 52 ĐỀ XUẤT CẤC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI52 4.1. TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ.. 52 4.2. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, TRANG THIẾT BỊ54 4.3. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 55 4.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TỪ NGUỒN THẢI58 Chương 5. 62 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ62 5.1. KẾT LUẬN.. 62 5.2. KIẾN NGHỊ63 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 64 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con người và các loài sinh vật mà nước còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Nó đảm bảo sự tồn tại cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất kể cả con người, nước phục vụ cho phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và rất nhiều ngành kinh tế khác. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Tuy nhiên sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao đòi hỏi lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều đã ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này. Hiện nay đã có rất nhiều địa phương bị ô nhiễm nguồn nước mặtnghiêm trọng, có nguy cơ cạn kiệt do hoạt động khai thác, quản lý chưa hợp lý cùng với lượng nước thải từ các khu/CCN, các nhà máy, khu dân cư đô thị, … chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả mà thải ra ngoài môi trường đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của con người. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.Vấn đề ô nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu như chúng ta không có các biện pháp bảo vệ và quản lý hợp lý. Nước là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương bởicác tác động của con người. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước cũng như những vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt đang diễn ra hiện nay, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai” nhằm tìm hiểu thực trạng ô nhiễm và các công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên này. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu về nguồn tài nguyên nước mặt, hiện trạng ô nhiễm,các nguồn gây ô nhiễmvà công tác quản lý nguồn tài nguyên này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưara giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để bảo vệ, cải thiện chất lượngnguồn tài nguyên nước mặt được tốt hơn. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ø Tổng quan về môi trường nước mặt, khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu; Ø Tìm hiểu nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh Gia Lai, hiện trạng khai thác và sử dụng; Ø Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước măt: diễn biến ô nhiễm thông qua các chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu kim loại nặng, … Ø Xác định các nguồn gây ô nhiễm nước mặt; Ø Đánh giá công tác quản lý: các hoạt động đã triển khai, những mặt còn tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước mặt; Ø Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước mặt. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Gia Lai - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Gia Lai 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý TNNM tỉnh Gia Lai. Trong quá trình thực hiện đề tài đã gặp phải một số khó khăn như thời gian làm bài tương đối ngắn, mà phạm vi nghiên cứu tương đối rộng do vậy việc thu thập thông tin còn chưa đầy đủ. Thiếu số liệu, thông tin về nước thải nông nghiệp, không có các chỉ tiêu về hàm lượng hóa chất BVTV, hóa chất trừ cỏ, …, có trong nước do đó việc xác định nguồn gây ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp phần nào còn dựa vào định tính. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nhiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấn đề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất. Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất, luận văn sử dụng những phương pháp sau đây: ØPhương pháp tham khảo tài liệu Thu thập, đọc, chọn lọc tài liệu từ các nguồn như: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2012 của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai. Các thông tin từ internet về: điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của tỉnh, các khái niệm và các phương pháp xử lý ô nhiễm nước mặt. Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp trước đó. Ngoài ra còn có các tài liệu trong giáo trình học ở lớp, của GVHD và của bạn bè. Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ liệu cần thiết cho đề tài. Ø Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Là phương pháp tìm hiểu, so sách và lựa chọn những thông tin và dữ liệu chính xác và cần thiết nhất cho đề tài từ nguồn dữ liệu sơ cấp. Công việc xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện bằng tay và cả trên máy tính. Từ các bảng số liệu quan trắc môi trường nước mặt, nước thải tại một số vị trí của Chi cục Bảo vệ Môi trường, vẽ biểu đồ và so sánh đối chiếu với các quy chuẩn như QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao cu thiên nhiên; QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt; QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế,…Từ so sánh đối chiếu với quy chuẩn xác định hiện trạng ô nhiễm nước, các nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh. Phương pháp này sẽ cho ra kết quả đáng tin cậy, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề. Ø Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Đây là cách phỏng vấn, bàn luận và tham khảo ý kiến của các anh/chị, các cô chú ở Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Gia Lai, các Thầy/Cô. Với phương pháp này, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và có ý nghĩa đối với lĩnh vực cần tìm hiểu. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT 2.1.1. Các khái niệm cơ bản vNước mặt:Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012, điều 2) định nghĩa nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nguồn nước mặt sử dụng là từ sông, suối, ao, hồ, đầm lầy và trường hợp đặc biệt mới sử dụng đến nước biển. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng có mưa. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mật độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông thủy và sản xuất nông nghiệp. vÔ nhiễm nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép gây tác động xấu đến đời sống con người và sinh vật. Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác. Nguồn nước bị ô nhiễm thường có các dấu hiệu đặc trưng như sau: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, …) - Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại, …) - Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. 2.1.2. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sau: vChỉ tiêu vật lý - pH: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để kiểm tra chất lượng nước cấp và nước thải. Dựa vào giá trị pH ta sẽ quyết định phương pháp xử lý, điều chỉnh lượng và loại hoá chất thích hợp trong quá trình xử lý. Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. - Độ màu: là do các chất gumid, các hợp chất keo của sắt, nước thải công nghiệp hay do sự phát triển mạnh mẽ của rong tảo trong các nguồn thiên nhiên tạo nên. Độ màu được xác định bằng phương pháp so màu theo thang plantin coban và tính bằng độ. - Độ đục: do các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ phân rã hoặc do động thực vật thủy sinh gây nên. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước. Độ đục càng lớn, môi trường nước bị nhiễm bẩn càng cao và cần phải có biện pháp xử lý. - Chất rắn lơ
Posted on: Sat, 17 Aug 2013 15:17:39 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015