Đông Quản quay về thời của Charles Dickens Các doanh - TopicsExpress



          

Đông Quản quay về thời của Charles Dickens Các doanh nhân Trung Quốc có các nhà máy loại năm sao đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức của các công ty lớn mà họ phục vụ. [Alexandra] Harney [trong cuốn Mức Giá Trung Quốc của bà] đã dẫn ra một ví dụ của một giám đốc của tập đoàn Walmart khi đến thăm một nhà máy cung cấp hàng hóa cho Walmart. “Công việc của bà này là quyết định xem nhà máy có sản xuất theo đúng tiêu chuẩn đạo đức [kinh doanh] của Walmart không – các tiêu chuẩn này gồm cấm tuyệt đối không sử dụng nhân công trẻ em hoặc nô lệ, cùng những qui định về rủi ro nghề nghiệp, giờ làm việc và mức lương tối thiểu". Nơi mà vị giám đốc Walmart này đến kiểm tra là một nhà máy loại năm sao… [Nhưng] hoạt động sản xuất thực thì lại được tiến hành ở một nhà máy bí mật khác…“Nằm dấu mình trong một khu kinh doanh có hàng rào bảo vệ, nhà máy [bí mật] này không ghi danh với chính phủ Trung Quốc. Nhà máy này có 500 công nhân làm việc trên một mặt bằng, không được trang bị thiết bị an toàn lao động hoặc bảo hiểm và làm việc quá số giờ được pháp luật cho phép. Họ được trả lương hàng ngày chứ không được nhận lương tháng. Không có vị nào từ tập đoàn Walmart được thấy nhà máy này mặc dù Walmart mua rất nhiều sản phẩm sản xuất ra từ đây". Daily News & Analysis Trong khi người Tây Tạng, Nội Mông, và Duy Ngô Nhĩ chịu cực khổ dưới chế độ cai trị tàn bạo của của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì những gì người công nhân trải qua cũng không có gì khá hơn. Trên thực tế, trong khi các quan chức Trung Quốc thích dẫn những người Tây phương đến thăm cái gọi là các nhà máy “năm sao” với mục đích phô trương là chính, nơi có các chuyến tham quan được hướng dẫn đến các cơ sở sản xuất sạch sẽ với các trang thiết bị an toàn và bảo vệ môi trường ở mức tiên tiến nhất vào thời điểm đó thì những người Tây phương này hiếm khi được phép thấy những điều kiện làm việc không thể tệ hơn trong các xưởng sản xuất bí mật nằm phía bên kia những cánh cửa điện tử và đằng sau những chòi bảo vệ có mặt gần như là khắp nơi xung quanh các nhà máy của Trung Quốc. Như công nhân một nhà máy lắp ráp Xbox của Microsoft ở phía Nam Trung Quốc đã giải thích: “Chỉ đến khi có khách hàng nước ngoài đến thăm, cán bộ quản lý mới cho bật máy điều hòa không khí”. Làm trong nhà xưởng khổ sai nóng nực khó chịu cũng chỉ là một trong nhiều điều kiện lao động nô lệ trá hình mà hàng triệu công nhân Trung Quốc đang phải đối mặt; điều này cũng đúng ngay cả trong các nhà máy có vẻ như là đang được lãnh đạo bởi các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Microsoft và Walmart. Bạn hãy xem xét một ví dụ của công ty Yuwei ở thành phố Đông Quản ở miền nam Trung Quốc. Công ty này sản xuất linh kiện kim loại và nhựa cho các bộ phận trong xe hơi như thắng, cửa, và cần số, và công ty Motor Ford mua đến 80% sản phẩm của công ty này. Ngoài ra, công ty này còn làm sản phẩm cho các công ty khác như General Motors, Chrysler, Honda, và Volkswagen; và để kết nối với thị trường Hoa Kỳ công ty Yuwei còn đặt văn phòng ở Hoa Kỳ và có nhà kho ở Ann Arbor, tiểu bang Michigan. Và đây là cuộc sống thực của công nhân làm việc trong các xưởng của Yuwei theo một báo cáo điều tra năm 2011 có tên là “Những phụ tùng dơ bẩn/Nơi các ngón tay bị cắt cụt một cách quá rẻ mạt: Ford tại Trung Quốc”. Như báo cáo này tiết lộ: Công nhân của Yuwei làm việc quần quật 7 ngày một tuần với ca làm việc kéo dài 14 tiếng, và vận hành các thiết bị sản xuất trong lúc các thiết bị an toàn bị tê liệt một cách có chủ ý. Một mặt, kết quả là năng suất lao động rất cao; nhưng mặt khác là tỷ lệ cắt, xẻo, đứt lìa tay, chân, cánh tay và cẳng chân cũng cao không kém. Như báo cáo “Ford tại Trung Quốc” miêu tả sự tàn ác này: Công nhân “A” 21 tuổi bị mất 3 ngón tay và nhiều khớp tay bị đứt ở tay trái khi cái tay này bị mắc kẹt trong một máy đục lỗ cường độ cao, hoặc máy dập. Người công nhân này đang dập “Ống RT” để nhập cảng cho hãng Ford tại thời điểm bị tai nạn. Giới quản trị chủ ý hướng dẫn người này tắt các thiết bị tia hồng ngoại dùng để giám sát an toàn để có thể làm việc nhanh hơn hơn. “Chúng tôi đã phải tắt nó đi. Xếp của tôi không cho tôi bật lên," Công nhân A nói. Người này đã dập 3600 "ống RT" một ngày, 12 giây cho mỗi ống. Thế thì mất ba ngón tay được trả bao nhiêu tiền ở Trung Quốc? Được bồi thường một khoản chừng 7,000 đô-la - và người đã bị thương đó còn mất luôn cả việc làm cũng như cơ hội nghề nghiệp tương lai. Và, tiện đây cũng xin nói thêm, bất cứ công nhân nào nghỉ hay bỏ một ngày làm việc tại bất kỳ nhà máy nào của Yuwei sẽ bị trừ ba ngày lương. Trên thực tế, bị đuổi việc sau khi mang thương tật là một thực tế lao động phổ biến ở Trung Quốc. Một người bạn của chúng tôi bán vật liệu cho một nhà máy ở Thượng Hải kể với chúng tôi rằng, “Nếu xảy ra tại nạn, thậm chí là xảy ra chết người, cũng không có điều tra gì hết. Tai nạn lần hai xảy ra cũng với công việc đó vẫn không điều tra. Lần ba thì có lẽ sẽ điều tra”. Bạn làm ơn hãy ghi nhớ tất cả những điều này nếu có lúc nào đó bạn cân nhắc mua một sản phẩm của Ford được coi là “Sản xuất ở Hoa Kỳ” nhưng được lắp ráp với phần lớn phụ tùng của Trung Quốc. Không phải là “gần như” nhân công nô lệ Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 ở Trung Quốc làm việc là 11,6%. Rất nhiều công ty thích nhân công trẻ em vì chúng rẻ, ngoan, nghe lời và khá lanh lợi khi phải đi lại làm việc trong những diện tích làm việc chật hẹp chất đầy máy móc. - IHS Child Slave News Họ lợi dụng em trai tôi vì em tôi bị tâm thần. Họ bắt em tôi làm việc, đánh đập và tra tấn em tôi, khi em tôi sức tàn lực kiệt không làm được nữa, họ ném em tôi ra đường. Lưu Tiểu Vi (Liu Xiaowei) Không có gì đáng ngạc nhiên khi khó mà tuyển đủ nhân công cho những công việc, nhất là việc kinh khủng như làm gạch và những việc kỹ năng thô sơ, lặp đi lặp lại đơn điệu như làm đồ chơi. Trong những ngành làm việc đó, nhiều quản đốc xưởng đồ chơi xem việc thiếu hụt nhân công như là một cơ hội mời chào cho nạn buôn bán người; và cả trẻ em lẫn người bị tâm thần luôn đứng đầu danh sách của bọn buôn người. Trong một số trường hợp, bản thân trẻ em hoặc người bị tâm thần bị những người tuyển dụng trá hình lừa gạt hoặc ép bán cho các nhà máy. Hoặc có trường hợp họ bị chính chủ nhà máy bắt cóc. Dù bị lừa, ép buộc hay bắt cóc thì rốt cục những người này cũng phải làm việc trong điều kiện không lời nào tả xiết. Đó cũng chính là số phận của một người nghèo tên là Lưu Tiểu Bình (Liu Xiaoping), một người bị tâm thần 30 tuổi. Anh bị một trong những người buôn bán nô lệ thời đại mới của Trung Quốc đưa ra khỏi gia đình và bán cho một lò nung gạch khét tiếng là tàn bạo nhất trong nhiều địa ngục lao động của Trung Quốc. Khi lò gạch không cần dùng Lưu nữa, họ ném người đàn ông bệnh tật nhưng vẫn còn sống sót này ra đường với đôi bàn tay mà tờ Los Angeles Times mô tả là “đỏ như tôm hùm mới luộc do phải bê những viên gạch nung đỏ từ trong lò ra mà không hề có găng bảo vệ thích hợp". Cùng với bàn tay tôm hùm, cậu bé to xác ở cái xứ sở toàn lời hứa hão còn có vết xích ở cổ tay và vết bỏng ở cẳng chân, những chỗ mà viên quản đốc áp những viên gạch nóng bỏng làm hình phạt dành cho họ Lưu. Đâu còn Charles Dickens để viết về thân phận của các người này? Và, nhân tiện cũng nói thêm là ở các nhà máy có điều kiện làm việc tốt nhất ở Trung Quốc người ta cũng tạo ra những sức ép hay căng thẳng không thể nào chịu nổi, từ việc phải sống hàng trăm dặm xa nhà cùng với những người xa lạ trong khi phải làm việc nhiều giờ liên tục và mòn mỏi đờ đẫn vì sự đơn điệu của công việc lắp ráp. Một người trong chúng tôi (Autry) đã chứng kiến tình trạng này trong một chuyến thăm nhà máy có tên là thành phố Foxconn rất kín đáo ở Thâm Quyến. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới với 350,000 công nhân sản xuất những sản phẩm như máy iPad rất phổ biến của hãng Apple. Có thể nói là so với hầu hết các nhà máy Trung Quốc, các xưởng của Foxconn do Đài Loan điều hành khá hơn nhiều. Trong lúc đi thăm, Autry có nhìn thấy các khu nhà ở của công nhân, nhà bếp, và các khu vực làm việc thuộc vào hạng nhất, ít ra là theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Thậm chí có phòng chơi trò chơi, phòng tập thể dục, và hồ bơi. Tuy nhiên, thứ "tiện nghi" xuất hiện rất nhiều tại Foxconn là hàng loạt lưới an toàn nhô ra từ tầng hai của mỗi toà nhà. Những lưới này được lắp vào để ngăn các vụ tự tử tràn lan của công nhân. Và đây là bằng chứng thật buồn, tiêu biểu cho giải pháp kiểu Trung Quốc để giải quyết vấn đề điều kiện làm việc tồi tệ - không phải theo hướng cải thiện điều kiện tốt hơn mà chỉ khiến việc nhảy lầu tìm đến cái chết trở nên khó hơn mà thôi. Đừng mất công tìm cái nhãn công đoàn : Tất nhiên, một lý do chính khiến các công ty Trung Quốc có thể bóc lột công nhân của họ một cách toàn diện, triệt để là vì việc tổ chức một công đoàn thực thụ trong "thiên đường của công nhân" Trung Quốc là trái luật. Trong khi đó, Liên đoàn các Công đoàn Toàn Trung Quốc chính thống được chính phủ hậu thuẫn lại vừa là bù nhìn phục vụ cho các công ty và vừa là một công cụ rình rập và kiểm soát công nhân giúp cho ban quản lý doanh nghiệp. Tình hình nhân công nô lệ tại Trung Quốc sẽ còn tiếp tục xấu đi do một thực tế kinh niên trong các mối quan hệ nhân công kiểu Trung Quốc: Hầu hết các hoạt động có tổ chức của công nhân đều bị công an hoặc côn đồ được thuê tàn nhẫn phá tan - việc thuê côn đồ đánh đập và đe dọa là một hành động phổ biến ở Trung Quốc. Một hình ảnh minh họa được cung cấp bởi số phận của 2,000 công nhân tại nhà máy Cơ khí KOK bên ngoài Thượng Hải. Họ đã dám liều lĩnh tổ chức một cuộc đình công để phản đối các điều kiện khắc nghiệt không thể chịu đựng nổi, bao gồm làm việc với cao su nóng khi nhiệt độ trong phòng lên đến 50 độ C. Một nữ nhân viên mô tả những gì đã xảy ra khi phong trào phản đối của họ tràn ra đường phố: "Công an đã đánh chúng tôi một cách bừa bãi. Họ đá và đạp lên tất cả mọi người, không cần biết là nam hay nữ." Ngay cả nộp đơn khiếu nại theo đúng các quy tắc của hệ thống cũng có thể bị rắc rối nghiêm trọng. Ví dụ, Lý Quốc Hoành (Li Guohong), một công nhân dầu mỏ ở Hà Nam, bị 18 tháng “cải tạo lao động" tại một trong các trại cưỡng bách lao động khét tiếng của Trung Quốc. Tội của ông? Nộp đơn khiếu nại và khởi kiện để phản đối bị sa thải. Tất nhiên, bị gửi đến một trại cưỡng bách lao động là một điều không đúng như những gì mà ông Lý hình dung trước đó. Dù muốn hay không, ông đã tham gia vào đội ngũ hơn 50 triệu công dân Trung Quốc trong 50 năm qua, những người đã đi qua (hoặc chết) tại hơn 1,000 trại cưỡng bách lao động của Trung Quốc. Ngày nay, các trại tai tiếng này, gọi là Lao Cải, chứa tới 7 triệu công dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ không có tội gì hơn là cố gắng thực hiện một số quyền tự do trong ngôn luận, thờ cúng, tụ tập, hoặc lập ra tổ chức. Và đây là một nhận xét cuối cùng về quyền đình công ở Trung Quốc: các trường hợp duy nhất mà chính phủ cho phép các cuộc đình công như vậy bùng nổ là khi họ muốn giúp doanh nghiệp Trung Quốc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Một trường hợp là hàng loạt các cuộc đình công và biểu tình rộng rãi đã xẩy ra để đóng cửa nhiều nhà máy xe hơi Honda. Thay vì can thiệp, công an chống bạo động chỉ đứng nhìn và cuối cùng bỏ đi. Sự việc đó khiến Honda sản xuất thiếu hàng nghìn xe hơi so với mục tiêu đặt ra. Việc công an chống đình công không can thiệp buộc Honda phải thương lượng mức lương cao hơn cho các công nhân Trung Quốc bất mãn. Tất nhiên, điều này làm giảm tính cạnh tranh của Honda Nhật Bản với các công ty xe hơi của Trung Quốc như Chery và Geely. Công an Trung Quốc khuất phục giáo dân Trung Quốc như thế nào : Mong muốn duy trì kiểm soát lãnh vực riêng tư nhất trong đời sống của công dân, cụ thể là lương tâm của họ, và can thiệp vào đời sống nội bộ của Giáo hội Thiên chúa giáo không tạo ra sự tin cậy đối với Trung Quốc. Ngược lại, nó có vẻ là một dấu hiệu của sự sợ hãi và yếu hèn hơn là sức mạnh. Cộng sản là một đức tin thế tục không cho phép có bất đồng chính kiến, và Đảng Cộng sản Trung Quốc làm hết sức mình theo di huấn của Karl Marx để xoá bỏ tôn giáo. Để làm việc này, đảng yêu cầu tất cả các hoạt động tôn giáo phải được thực hiện thông qua các nhà thờ được chính phủ chấp thuận, còn hoạt động tôn giáo không đăng ký có thể dẫn đến trừng phạt nặng nề. Chỉ cần xem xét trường hợp của ông Dương Toàn (Yang Xuan). Mục sư của Giáo Hội Lâm phần (Lifen) không đăng ký tại Phù san (Fushan) bị kết án ba năm tù vì xây dựng một nhà thờ bất hợp pháp. Sau đó, vợ của ông, Dương Vinh Lệ (Yang Rongli), đầu tiên bị đánh đập dã man vì tổ chức một cuộc biểu tình chống việc giam giữ chồng và sau đó bị trừng phạt nặng với bảy năm tù. Khi bạn đọc những dòng này về những gì đã xảy ra tại nhà thờ của Lifen, hãy tưởng tượng lúc đó, Lifen là một nhà thờ trong khu phố của chính bạn: Lúc còn sáng sớm ngày Chủ nhật 13 tháng 9, các thành viên Nhà thờ Lâm Phần giật mình tỉnh dậy bởi những kẻ thâm nhập đang la hét ầm ĩ. Một đám đông hỗn hợp 400 công an, quan chức chính quyền địa phương, và côn đồ đánh thuê đã đánh đập các tín đồ nhà thờ đang ngủ tại công trường xây dựng nhà thờ mới của họ. Hơn 20 thành viên đã bị thương nặng, chẩy nhiều máu và phải đưa tới bệnh viện viện. Các quan chức địa phương chỉ thị cho các bệnh viện không truyền máu cho các nạn nhân, buộc họ phải chuyển đến chữa trị tại bệnh viện khu vực. Về việc tiếp cận với Kinh Thánh, các bản sao chỉ có thể được in chính thức khi được phê duyệt bởi "Hội đồng Ki-tô giáo Trung Quốc"; và số lượng bị chính phủ giới hạn. Hơn nữa, in không phép và phân phối Kinh Thánh hay tài liệu Ki-tô Giáo có thể dẫn đến bị bắt giữ.
Posted on: Fri, 19 Jul 2013 21:06:08 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015