Đảng Cộng sản Nhật Bản (tiếng Nhật:日本共産党 - TopicsExpress



          

Đảng Cộng sản Nhật Bản (tiếng Nhật:日本共産党 Nihon kyosantō) ra đời tháng 7 năm 1922 với tư cách một hội chính trị hoạt động dưới sự dẫn dắt trực tiếp của cơ quan ngôn luận của nó là Quốc tế cộng sản (Comintern), nhằm thực hiện chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản tại Nhật Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường, bảo vệ quyền lợi người lao động và chống tư bản.[1] Giai đoạn hậu Thế chiến thứ nhất (1918) đến năm 1923 được gọi là thời kỳ dân chủ Taishō, theo tên kỷ nguyên và các chính sách tương đối tự do của chính phủ. Trong năm 1918, chính quyền đảng phái đa số đầu tiên được hình thành. Sau trận động đất ghê gớm ở đồng bằng Kantō năm 1923, nội các gồm nhiều chính đảng này đã áp dụng những biện pháp cực kỳ hà khắc triệt thoái các hoạt động của đảng cộng sản bằng cách tuyên truyền cho việc duy trì đạo luật trật tự công cộng năm 1925. Theo đạo luật có tính trấn áp tư tưởng cách mạng này, Đảng Cộng sản Nhật Bản bị đẩy ra khỏi vòng pháp luật và buộc phải rút vào hoạt động bí mật. Tan rã, nhưng các mầm mống của nó vẫn duy trì bền bỉ trong giới cần lao. Trào lưu vô sản bắt đầu chuyển vào giai đoạn phát triển mang tính chất chính trị và giáo điều hơn, đồng thời ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx và Cách mạng tháng Mười Nga lan ra từ đảng cộng sản bí mật đã tác động mạnh mẽ đến số lớn học giả đương thời. Năm 1926, Đảng Cộng sản Nhật Bản hình thành trở lại. Sau năm 1945 đảng được ra hoạt động công khai và trở thành một trong 5 đảng phái lớn trong nội các Nhật Bản. Sau rất nhiều thập niên sử dụng một đường lối không đổi mới, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã thất bại lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11 ghế). Tại đại hội lần thứ 23 năm 2004, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã sửa đổi cương lĩnh, từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, thừa nhận Nhật Hoàng và lực lượng phòng vệ, tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ. Mục lục [ẩn] • 1 Phương hướng cải cách của Đảng Cộng sản Nhật Bản • 2 Quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại • 3 Tình hình hiện nay • 4 Tham khảo Phương hướng cải cách của Đảng Cộng sản Nhật Bản[sửa] Đảng Cộng sản Nhật Bản đánh giá: triển vọng xã hội nhân loại sẽ vượt qua tư bản chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản. Về quá trình này, Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: Xã hội sẽ "phát triển theo từng giai đoạn" thông qua giải quyết từng vấn đề. Sự phát triển đó phải được thực hiện bằng sự đồng thuận và ủng hộ. Trên quan điểm cơ bản này, Đảng Cộng sản Nhật Bản đặt mục tiêu nhiệm vụ trước mắt là "cải cách dân chủ trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản", phấn đấu thành lập chính phủ liên minh dân chủ bằng việc Đảng Cộng sản Nhật Bản và lực lượng mặt trận thống nhất chiếm đa số ổn định trong Quốc hội. Trong cải cách dân chủ, Đảng đặt ra mục tiêu: nước Nhật Bản độc lập, dân chủ, hoà bình và một nước thực sự là "nhân dân làm chủ". Nội dung cải cách có ba điểm chính: Thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Mỹ, huỷ bỏ đồng minh quân sự Nhật-Mỹ và các căn cứ quân sự Mỹ để khôi phục lại toàn bộ chủ quyền, xây dựng nước Nhật Bản độc lập, hoà bình, trung lập, không liên minh. Xây dựng "nền kinh tế có quy chế" để bảo vệ cuộc sống và quyền lợi của nhân dân. Đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lớn, giới kinh doanh xây dựng cơ chế để chi phối về mặt kinh tế. Chính quyền lâu năm của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đã bảo vệ và hỗ trợ cơ chế này. Các quy chế để bảo vệ nhân dân và người lao động thiếu hụt một cách trầm trọng trong những năm gần đây, thậm chí còn bị đẩy lùi hơn nữa. Đảng Cộng sản Nhật Bản chủ trương chuyển đổi chính sách kinh tế một cách căn bản sang chính sách vì lợi ích của nhân dân; xây dựng quy chế bảo vệ cuộc sống nhân dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm sức mạnh tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế lành mạnh. Bảo vệ tất cả các điều khoản hiến pháp Nhật Bản để xây dựng nước Nhật Bản chủ nghĩa dân chủ vững chắc, không còn nỗi lo lắng về chủ nghĩa quân phiệt. Quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại[sửa] Đảng Cộng sản Nhật Bản đứng trên nguyên tắc độc lập tự chủ, ủng hộ việc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc và ủng hộ trật tự quốc tế hoà bình theo Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đảng Cộng sản Nhật Bản coi trọng hợp tác vì "thế giới không có vũ khí hạt nhân", hợp tác vì trật tự kinh tế thế giới - tôn trọng chủ quyền kinh tế và cơ cấu dân chủ, trong đó có việc quy chế dân chủ đối với doanh nghiệp xuyên quốc gia. Dù chưa phải là đảng cầm quyền, song Đảng Cộng sản Nhật Bản đã và đang đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, giao lưu với chính phủ, chính đảng các nước trên nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, không can thiệp nội bộ. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Nhật Bản có quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống suốt từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Hai Đảng đang hợp tác vì hoà bình châu Á và thế giới. Bên cạnh đó, hai Đảng cũng đang tiến hành giao lưu lý luận mang ý nghĩa quan trọng về chủ nghĩa xã hội khoa học (Việt Nam gọi là chủ nghĩa Mác Lênin) Tình hình hiện nay[sửa] Đảng Cộng Sản Nhật Bản hiện nay có 406.000 đảng viên và 22.000 chi bộ trong cả nước. Báo Akahata (Cờ Đỏ) có số phát hành 1.450.000 tờ (gồm cả báo hàng ngày và báo Chủ nhật). Phát hành, quảng bá phổ biến báo Akahata là một trong những hoạt động chính của hoạt động xây dựng Đảng. Đảng Cộng sản Nhật Bản từ chối quyên góp của doanh nghiệp và hỗ trợ của nhà nước bằng tiền thuế. Nguồn tài chính của Đảng thu từ đảng phí, quyên góp của người ủng hộ, doanh thu của báo Akahata và các hoạt động kinh tế khác. Báo Akahata hiện có phóng viên tại 6 thành phố trên thế giới là Hà Nội, Washington, D.C, Bắc Kinh, Luân Đôn, Cairo và Mexico City. Trong bầu cử hạ viện tháng 8 năm 2009, Đảng đã giành được 9 ghế/480 ghế hạ viện với 4.944.000 phiếu (chiếm 7,03%). Đảng có 7 ghế/242 ghế trong thượng viện. Tại cuộc bầu cử thượng việnnăm 2007, Đảng đã thu được 4.400.000 phiếu (chiếm 7,5%). Đảng có khoảng 3000 nghị sĩ, trong các nghị viện địa phương. Đảng có ghế nghị viện địa phương tại khoảng 80% chính quyền địa phương các cấp. Tham khảo[sửa] 1. ^ The Daily Yomiuri A Profile of the Japanese Communist Party Truy cập ngày 26 tháng 12, 2012
Posted on: Wed, 25 Sep 2013 13:05:28 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015