Đề xuất chỉ tiêu GDP 5,6 - 6,2% cho 2 năm tới Đã và - TopicsExpress



          

Đề xuất chỉ tiêu GDP 5,6 - 6,2% cho 2 năm tới Đã và đang xuất hiện những yếu tố thách thức nỗ lực kiềm chế lạm phát từ nay đến cuối năm 2013. Điều này gây quan ngại cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), cũng như làm hẹp lại dư địa thực thi các chính sách kích thích kinh tế. Áp lực lạm phát những tháng cuối năm thường cao hơn giai đoạn đầu năm. Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn Kết quả cuộc khảo sát lần thứ 12 về Chỉ số kinh doanh của các DN châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào tháng 8/2013 vừa công bố cho thấy, số lượng DN phản hồi có đánh giá tích cực về tình hình kinh doanh giảm từ 43% xuống còn 38%. Nhìn theo chiều ngược lại, số lượng phản hồi có đánh giá tiêu cực tình hình kinh doanh hiện tại tăng từ 25% của quý trước lên 28% trong quý II/2013. Quý I, chỉ có 48% số DN châu Âu phản hồi dự đoán sự tiếp tục ảm đạm của môi trường kinh doanh so với con số 60% trong quý vừa qua. Các kế hoạch đầu tư được báo cáo đang giảm, thể hiện qua số DN phản hồi hy vọng về việc tăng đầu tư tại Việt Nam giảm 8% (từ 42% xuống còn 34%). So với năm trước, sự lạc quan tiếp tục giảm, các DN châu Âu đang thận trọng hơn trong việc đầu tư và một vài DN đã bắt đầu có kế hoạch chuyển hoạt động sang các nước ASEAN khác. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định: “Các DN châu Âu tham gia cuộc khảo sát này thể hiện sự lo ngại gia tăng về tình hình kinh doanh hiện tại, về mức độ lạm phát tăng và triển vọng tổng thể nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam”. Trong khi đó, Báo cáo nhận định tình hình kinh tế năm 2013 và dự báo kinh tế 2014 -2015 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cho rằng, bên cạnh một số thuận lợi, vẫn còn một số thách thức đối với việc kiềm chế lạm phát. Cụ thể, áp lực điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản (giá than và điện) và dịch vụ công vẫn lớn; nhập siêu có thể tăng cao hơn. Lãi suất và tỷ giá USD/VND tăng do những kỳ vọng của nhà đầu tư liên quan đến sự thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc có thể tác động phần nào đến cung - cầu ngoại tệ và qua đó gây sức ép lên tỷ giá. “Tuy nhiên, áp lực trên có thể được giảm bớt do chính sách kiểm soát ngoại tệ và quản lý thị trường vàng đang phát huy hiệu quả”, một lãnh đạo UBGSTCQG nhận định. Mặc dù kinh tế thế giới được dự báo sẽ tốt hơn trong năm 2014 - 2015 nhưng vẫn có mức tăng thấp, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như vấn đề nợ công ở châu Âu hay suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ. UBGSTCQG nhận định, cân đối ngân sách nhà nước tiếp tục gặp thách thức, ảnh hưởng đến khả năng bố trí vốn đầu tư phát triển, trong khi tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này vẫn chủ yếu dựa vào vốn đầu tư do chưa cải thiện được năng suất và hiệu quả. Với giả định tăng trưởng GDP đạt 5,3% và lạm phát 7% trong năm 2013, UBGSTCQG đề xuất các chỉ tiêu chủ yếu cho kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2014 - 2015 như sau: CPI tương ứng cho 2 năm là 7% và 6,5%; GDP 5,6% - 5,8%, 6% - 6,2%; xuất khẩu tăng trưởng 12 - 14%, 13 - 15%; tổng vốn đầu tư năm 2014 là 30% GDP và năm 2015 là 31% GDP. Để có những cải thiện thực sự về cơ cấu kinh tế, Chủ tịch EuroCham, ông Preben Hjortlund nhấn mạnh: “Việt Nam cần tiếp tục và mạnh mẽ hơn trong các nỗ lực nhằm khai thông những điểm nghẽn về cấu trúc kinh tế đã được chỉ ra, cũng như đáp ứng yêu cầu mở cửa nền kinh tế của các cam kết quốc tế ngày càng rộng”. UBGSTCQG khuyến nghị, trong ngắn hạn, từ nay đến cuối năm 2013 và năm 2014, các chính sách cần tiếp tục hỗ trợ tổng cầu (đầu tư và tiêu dùng). Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cần ở trên dưới 30% GDP để tạo điều kiện cân đối cung - cầu hàng hóa, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. Trong trung hạn, cần hướng tới việc cải thiện sức cầu cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, việc đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế đóng vai trò quan trọng và cần phải tập trung thực hiện trong vòng 2 - 3 năm tới. Bên cạnh đó, trong vài năm tới, xuất khẩu vẫn giữ vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng, nhưng về dài hạn, cần có những giải pháp từng bước cải cách khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời hỗ trợ công nghiệp và khu vực DN trong nước để cân bằng sản xuất nội địa và xuất khẩu. “Việt Nam phải đón đầu xu thế, chuẩn bị đón nhận các cơ hội đến từ sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như các hiệp định kinh tế song phương và đa phương”, Giám đốc điều hành EuroCham, ông Csaba Bundik nói.
Posted on: Mon, 02 Sep 2013 15:28:01 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015