Ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 1 - TopicsExpress



          

Ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 1 triệu tín đồ theo Nho Giáo, chiếm khoảng 6% so với các tôn giáo khác. Nho Giáo ở Việt Nam cũng để lại rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại. Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595), Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy ( Chu Văn An ), dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu Văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Vị quan lớn triều đình đã phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Nho giáo đã tạo nên những người thầy can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Một số mặt tiến bộ của Nho giáo thời điểm này [5] : Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Từ đó các kiến thức học tập được tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con người biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa và đạo đức . Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất cả xuất thân ra sao (nông dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt thì có thể ra làm quan giúp nước (ở phương Tây thời kỳ này, chức tước chỉ được chuyển giao nội bộ trong các gia đình quý tộc, dân thường hầu như không với đến). Từ đó tạo nên một tâm lý xã hội: “Không tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ” . Nhiều thanh niên, trai tráng lấy việc học tập, thi cử làm mục tiêu cao nhất trong cuộc đời mình. Xã hội nhờ vậy coi trọng sự học tập cần cù. Tuy nhiên Nho giáo còn có những mặt hạn chế mà mỗi thời đại trong lịch sử Việt Nam đều có sự nhìn nhận và kế thừa. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến “trí dục” và “đức dục” mà không xét đến mặt “thể dục” là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện của con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng những kiến thức về khoa học tự nhiên, các hoạt động thực tiễn và khả năng thực hành thì lại không phát triển. Tóm lại, cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên những con người Nho sĩ. Có người thì mặt tốt nhiều hơn mặt xấu, có người thì ngược lại. Sự tốt xấu đó là kết quả của hoàn cảnh khách quan cũng như yếu tố chủ quan của mỗi người quyết định.
Posted on: Thu, 26 Sep 2013 07:01:31 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015