Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công - TopicsExpress



          

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp: Giải pháp ưu việt [ Số lần xem: 378 ] Năm 2012, 13 nhiệm vụ của Đề án ”Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020” đã được giao cho các đơn vị thuộc Bộ Công Thương triển khai. Qua hơn một năm thực hiện, nhiều đề tài đã và đang hoàn thành, có tính ứng dụng cao, hiệu quả, có thể áp dụng vào thực tiễn. Chế tạo thiết bị phân tích nhanh nhiều nguyên tố cho ngành xi măng Theo ông Nguyễn Đình Hiệp- Vụ trưởng Vụ Khoa học- công nghiệp (KH-CN)- Bộ Công Thương, nội dung nghiên cứu và triển khai dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) tập trung vào nghiên cứu và xây dựng tổ hợp các kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT). Nghiên cứu, chế tạo thiết bị phân tích nhanh nhiều nguyên tố cho ngành sản xuất xi măng, luyện kim, hóa dầu, khai thác than; phân tích các yếu tố tác động môi trường; thiết kế, chế tạo một số thiết bị đo lường, điều khiển tự động cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Ứng dụng công nghệ bức xạ đối với vật liệu biến tính, vật liệu polyme kỹ thuật, vật liệu nano kim loại, nano composit dùng trong công nghiệp. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong ngành dầu khí; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ bức xạ chế tạo vật liệu mới. Sau thời gian triển khai, Ban điều hành đề án đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành thuộc Bộ KH-CN, trường đại học, chuyên gia nghiên cứu độc lập tổ chức các hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước một số nhiệm vụ. Báo cáo nghiệm thu khẳng định việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, đặc biệt ở một số ngành kinh tế trọng điểm như: Dầu khí, điện nguyên tử, công nghiệp chiếu xạ là có hiệu quả. Việc ứng dụng kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ là giải pháp ưu việt (nhiều khi là duy nhất), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm trong các ngành kinh tế như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, dầu khí, hóa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản, năng lượng, xử lý chất thải. Cụ thể: Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ kỹ thuật số trong kiểm tra vật liệu” do Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật An toàn Công nghiệp chủ trì thực hiện đã nghiệm thu cấp nhà nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quy trình sử dụng phương pháp mới ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong kiểm tra, đánh giá vật liệu. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá khuyết tật của cáp thép bằng phương pháp từ tính” do Trung tâm Kiểm định công nghiệp II thực hiện đề xuất được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ kiểm tra cáp thép bằng kỹ thuật mới. Đề tài mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý vận hành an toàn các thiết bị có sử dụng cáp thép; tiết kiệm chi phí thay thế cáp. Độ tin cậy của phương pháp này được đánh giá tốt. Đáng chú ý, đề tài “Nghiên cứu thiết kế thử nghiệm hệ đảo hàng cho máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60” do Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ KH-CN) chủ trì đã kết thúc. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp để phát triển công nghệ chiếu xạ đang được yêu cầu sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Trong năm 2013, Bộ Công Thương đã có công văn thông báo về việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020”. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH-CN tham gia thực hiện đề án, kế hoạch năm 2013 với những nội dung: Nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo nhân lực kỹ thuật NDT; triển khai thực hiện thí điểm hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng các công trình công nghiệp; kết hợp để đáp ứng tối đa các yêu cầu đa dạng của sự phát triển các ngành công nghiệp. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị đo lường, hệ điều khiển hạt nhân, điều khiển và giám sát tự động các dây chuyền sản xuất, môi trường công nghiệp. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong ngành dầu khí; chuyển giao công nghệ bức xạ chế tạo vật liệu mới. Báo cáo nghiệm thu khẳng định việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, đặc biệt ở một số ngành kinh tế trọng điểm như: Dầu khí, điện nguyên tử, công nghiệp chiếu xạ... đã có hiệu quả, là giải pháp ưu việt góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Posted on: Wed, 09 Oct 2013 06:42:17 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015