Giá trị của sự Trải Nghiệm Published on - TopicsExpress



          

Giá trị của sự Trải Nghiệm Published on 07/25,2012 Nhân sự luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Tìm được người tài đã khó, sử dụng được họ còn khó hơn, nhưng để đánh giá thế nào là một người tài lại là việc khó nhất. gia tri cua su trai nghiem Giá trị của sự trải nghiệm Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Cuối cùng qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người được lọt vào vòng cuối cùng để vô sáu vị trí quan trọng của công ty, và do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn. Thế nhưng khi vị tổng giám đốc nhìn xuống và chợt phát hiện có đến 12 người tham dự. Ông cất tiếng hỏi: - Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó? - Thưa ông, tôi. Một chàng trai ngồi bên phải hàng ghế cuối cùng đứng dậy. Anh ta nói thêm: Thưa ông, tôi bị loại ngay từ vòng đầu tiên nhưng tôi lại tin rằng mình có thể đậu nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này. Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già chuyên lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò nên hỏi tiếp: - Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì? Rất tự tin, chàng trai trả lời: - Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau... Ông tổng giám đốc ngắt lời: - Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm quả là điều đáng nói nhưng di chuyển đến 18 công ty khác nhau thì đúng là điều chúng tôi rất ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này. - Thưa ông, tôi không hề xin chuyển đổi công ty mà tại vì 18 công ty mà tôi đã từng làm việc đều... phá sản - Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ. Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”. Nhưng chàng trai không vì thế mà tức giận. Anh ta nói tiếp: - Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây đều có được. Cả phòng lại ồn ào lên. Chính lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục: - Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng với những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành công, nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm để dẫn đến thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Ngừng một chút, chàng trai nói tiếp: - Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác. Vừa nói xong, chàng trai đứng dậy và tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: - 11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ tổng giám đốc và là vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước này. Cả 11 thí sinh trong phòng đều tròn mắt ngạc nhiên và nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: - Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng thật sự muốn biết vì sao màn trình diễn của tôi lại có thể bị thất bại nhanh chóng như vậy. Tôi đi từ sự tò mò từ những chi tiết đến vỡ lẽ điều thú vị ẩn sau toàn bộ câu chuyện. Phải chăng giá trị của một con người là ở sự TRẢI cuộc đời và NGHIỆM lại. Chúng ta đôi khi đi qua cuộc đời một cách lặng lẽ, va chạm, từng TRẢI rồi lại quên mất việc NGHIỆM lại. Mọi thứ xuất hiện đều có lý do của nó. Và đừng để sống là một người ơ thờ mờ nhạt bạn nhé. Trải nghiệm quan trọng hơn chiến lược Gốc rễ của cuộc suy thoái hiện nay sâu xa chính là những điều mà các nền kinh tế thiếu: ý thức, sự thông minh và sâu xa nhất là sự sáng suốt nhờ trải nghiệm. Nước Mỹ từng được coi là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Và mặc dù Phố Wall, Washington và châu Âu đều dồn tâm sức vào những vấn đề như thâm hụt bùng nổ và vay nợ gia tăng, thì cả hai vấn đề trên đều là hệ quả của một nguyên nhân sâu xa hơn. Chúng ta nghèo theo cái cách đơn giản nhưng quan trọng nhất: xét theo khía cạnh vốn cơ chế thì chúng ta phá sản. Đó chính là các cơ chế phân phối và tạo ra nguồn vốn tài chính - và chúng ta biết rằng nếu không có những cơ chế tốt hơn, thì sự thịnh vượng sẽ không còn. Có một cách đơn giản hơn để diễn đạt về vốn cơ chế. Đó là về sự sáng suốt thông qua trải nghiệm. Bởi vì chúng ta tự làm nghèo sự trải nghiệm nên chúng ta không còn tiền bạc, công việc và ý nghĩa. Nguồn lực khan hiếm nhất và giá trị nhất trên thế giới ngày nay là sự sáng suốt có được nhờ trải nghiệm. Các quốc gia, các công ty và bất cứ ai sở hữu điều này thì sẽ thịnh vượng. Theo cách nào đó, sự trải nghiệm là mặt đối lập của chiến lược - và ngày nay, chính chiến lược, có thể được đưa ra bởi hàng tá những nhà tư vấn lúc nào cũng sốt sắng, lại trở thành rẻ, thừa thãi và không mấy đáng giá. Khoảng cách kinh tế giữa sự trải nghiệm và chiến lược lớn như thế nào? Nó bắt đầu từ đơn vị hàng tỷ. JPMorgan đã không khôn ngoan và sáng suốt và giờ đây phải bỏ ra 3 tỷ đô trong mô hình dự trữ dự phòng bất ổn. Toyota không khôn ngoan và sáng suốt - và cái giá phải trả cho điều đó là 10 tỷ đô và có thể nhiều hơn thế nữa. Nếu cho rằng sự trải nghiệm là mơ hồ và huyền ảo thì hãy nghĩ lại! Sự trải nghiệm đòi hỏi sự trau dồi và nó cũng vô cùng sắc sảo. Dưới đây là một kế hoạch gồm 9 bước để vượt qua những chiến lược đơn thuần và mang lại một ít sáng suốt nhờ trải nghiệm vào cho tổ chức của bạn. Hướng tới một mục đích riêng. Hầu hết các tổ chức đều có những giá trị - những câu tuyên bố mơ hồ, vô nghĩa và buồn chán về những điều quan trọng... với họ. Tất nhiên, giá trị là nền tảng của chiến lược. Những điều đó là kiểu của thế kỷ 20. Sự sáng suốt thông qua trải nghiệm không phải là về những điều bạn đánh giá coi trọng mà là việc mọi người đánh giá bạn như thế nào. Để có thể làm được điều đó hãy kết nối những điều cơ bản: những thay đổi bạn muốn nhìn thấy trên thế giới. Điều này có nghĩa đen rằng hãy đem một câu tuyên ngôn về mục đích về thế giới giống Google: Hãy sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho nó có thể được tiếp cận một cách rộng rãi. Hoạt động mạnh mẽ. Sự trải nghiệm không xảy ra bằng các treo biển tên nó ra ở khu vực VIP và ngồi nhấm nháp loại vodka Grey Goose như chiến lược. Sự trải nghiệm chỉ có thể xảy ra bằng cách tìm hiểu ai đang phải chịu đựng cái gì, tại sao và như thế nào. Bạn hoặc công ty bạn có dành thời gian cho những người mà những việc bạn làm làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn với họ không. Hầu hết thì không nhưng đó là nguồn duy nhất của loại năng lực dồi dào nhất - không chỉ là năng lực thể chất hay trí tuệ mà còn là năng lực về đạo đức và tinh thần. Phân phối năng lượng. Một khi bạn đã có năng lực thì đã đến lúc phân phối năng lượng của bạn một cách hiệu quả nhất. Khoảng cách giữa sự thay đổi mà bạn muốn và bản thân sự thay đổi đó rộng như thế nào? Hầu hết mọi người, cũng như các tổ chức khác đều cố gắng sống theo những tập quán tốt nhất, hoặc theo những kỳ vọng. Hãy quên điều đó đi. Sự trải nghiệm được đánh giá bằng những tiêu chuẩn cao hơn chiến lược: một chuỗi những điều mà mỗi người và cộng đồng, và xã hội còn thiếu. Nếu tổ chức của bạn vẫn chưa có chúng hãy bắt đầu xây dựng. Làm việc hết mình. Chiến lược có thể được thực hiện một cách ép buộc bằng cách đưa ra những nhiệm vụ mang tính công thức buộc phải hoàn thành. Sự trải nghiệm, ngược lại, đòi hỏi có khoảng không cho việc thí nghiệm và trải nghiệm cho những người tìm kiếm các con đường mới để thay đổi thế giới. Các nhân viên của Google có thể dùng 20% thời gian làm việc của mình để tự làm những dự án họ lựa chọn và qua đó trải nghiệm. Nếu bạn không có thời gian để kích thích, khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, hãy yêu cầu có thời gian cho riêng mình nhưng tốt hơn hết là hãy tự tạo thời gian cho riêng mình. Khơi gợi sáng tạo. Chiến lược là sự áp dụng mang tính ép buộc. Trải nghiệm là sự áp dụng của sự tự nguyện. Chiến lược thì âm thầm nhưng sự trải nghiệm thì không. Kiểm tra sự trải nghiệm chính là năng lực đưa ra những ý tưởng, khái niệm và giải pháp mới. Đó chính là việc được mọi người, cộng đồng và xã hội đánh giá như thế nào và đó cũng chính là điều mà Starbucks đang có gắng làm được với trang web chia sẻ, kết nối ý tưởng cộng đồng mystarbucksidea. Bài học là gì? Đừng đơn thuần làm việc và hãy khơi gợi ý tưởng. Kiểm nghiệm. Apple sẽ không bị đánh bại vào ngày Microsoft tạo ra điện thoại Applier. Nó sẽ bị đánh bại vào cái ngày Apple tạo ra một sản phẩm có đặc tính giống của Microsoft. Quy tắc là gì? Trận chiến của chiến lược là đánh bại một đối thủ bằng bất cứ cách nào nhưng trận chiến của trải nghiệm lại là một trận chiến khác: không bao giờ thỏa hiệp những gì quan trọng, phương thức mà bạn muốn thay đổi thế giới. Những tổ chức khôn ngoan, cũng như những người khôn ngoan dùng thời gian mỗi ngày để kiểm nghiệm xem liệu có phải sự thỏa hiệp, dù là không cố ý, đã dẫn đến sự tự bại chưa. Bồi đắp. Chiến lược quan tâm đến lợi nhuận, ở đây và bây giờ, bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết được phép theo quy định của trò chơi. Sự trải nghiệm, ngược lại, là về điều gì đó cao hơn. Liệu bạn có thể tự đưa bản thân mình đến những tiêu chuẩn cao hơn là các quy tắc tối thiểu được đề ra - và thông qua đó, tạo ra nhiều giá trị hơn? Đó chính là sự khác biệt giữa việc buôn bán chứng khoán trong quy định của Phố Wall và cuộc cách mạng mới của tài chính vi mô. Đó là một vấn đề thực tế. Hãy là. Chiến lược là việc thực hiện trong khi đó trải nghiệm lại về bản chất. Chiến lược đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm các ví dụ về những người hoặc tổ chức đang làm mọi việc trở nên đúng đắn và làm những điều họ từng làm. Kết quả thì sao? Tốt nhất thì là một sự thiếu cải thiện và tồi nhất thì cũng là một xu hướng tụt dốc của các tiêu chuẩn. Hãy không nhìn vào các ví dụ nữa mà hãy tạo ra một ví dụ. Một ví dụ mà thế giới chưa từng biết đến. Làm mới. Chiến lược có thể dùng một lần rồi bỏ đi như những lưỡi dao cạo giá rẻ. Nhưng sự trải nghiệm thì là vĩnh viễn, có nghĩa là nó là một nhu cầu học hỏi không ngừng. Dưới đây là sự đánh giá một ngày được coi là sử dụng một cách khôn ngoan để trải nghiệm: một ngày khi bạn học được 5 điều mới mẻ. Vào cuối mỗi ngày liệu bạn có thể nói rõ đó là những điều gì không? Nếu không, thì điều đó có nghĩa là bạn đã không hành động một cách khôn ngoan. Các tổ chức khôn ngoan thể chế hóa việc học hỏi mỗi ngày của mỗi người và một con đường đơn giản dẫn đến trải nghiệm là phải là người trong tổ chức mang lại Quy tắc 5 điều cho cuộc sống. Bạn có sáng suốt nhờ trải nghiệm thông thái hay chỉ đơn giản là khéo léo, lanh lợi và láu cá. Nếu là vế sau hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận sự sụp đổ. Thế kỷ 21 không chỉ là về việc trở nên lớn mạnh hơn và nhanh hơn. Chiến lược đã là điều gì đó cổ lỗ rồi. Đã đến lúc phải có được sự sáng suốt nhờ những trải nghiệm. Sự trải nghiệm là một chủ đề có nhiều tranh cãi. Các nguyên tắc trên không phải là những nguyên tắc duy nhất, tốt nhất hoặc đúng nhất. Vậy hãy đưa ra những bình luận với những nguyên tắc, suy nghĩ hoặc ví dụ của chính bạn. Niềm tin và sự trải nghiệm Trong một bộ phim cổ trang tôi đang theo dõi, có đoạn kể về quá khứ của một vị vua. Đó là khi ngài còn là một hoàng tử nhỏ vô tâm. Lúc phụ hoàng nói với cậu về sự đói ăn, đói mặc của lương dân, hy vọng sau này cậu có thể làm hoàng đế tốt, giúp dân vượt qua khổ cực, cậu lại thờ ơ ngủ gật. Phụ hoàng không vừa lòng, bắt cậu về phòng tự hối lỗi, không cho tham gia hội hoa đăng. Cậu giận lắm, hất đổ hết đồ ăn, rồi tuyên bố tuyệt thực cho đến chết. Cung nữ, thái giám loạn lên lo lắng, báo cho hoàng đế. Ngài biết được, không nói gì, lạnh lùng ra lệnh cho họ mặc kệ tiểu hoàng tử, xem cậu có thể chịu đựng được đến bao lâu. Một ngày, hai ngày, ba ngày, đến ngày thứ tư, cửa phòng cậu hoàng tử hé mở. Cậu khó nhọc bước ra, sắc mặt tái xanh, đôi môi run rẩy. Cậu bắt gặp phụ hoàng đang đứng đó, bên cạnh là khay đồ ăn. Cậu vừa run run cầm đũa vừa nấc nghẹn nơi cổ họng. - Phụ hoàng à! Con hiểu thế nào là đói rồi. Vị hoàng đế gật đầu hài lòng: - Con nói xem. - Cảm giác ấy, rất khó chịu, rất khổ sở - Cậu đáp - Chẳng nghĩ được gì, chẳng làm được gì. Thì ra dân chúng đói khát là như thế này. Vị hoàng đế thở dài, khẽ xoa đầu và ôm cậu và lòng. Ngài biết, đứa con của ngài cũng chỉ là đứa trẻ mà thôi. Nhưng làm sao khác được, đứa trẻ ấy không thể chỉ sống cuộc sống của nó, mà sau này còn phải gánh trên vai cuộc sống của ngàn vạn con người. Ngài nhìn cậu, ảm đạm mỉm cười: - Thật ra… cho dù con có đói thêm mấy ngày nữa, cũng không cách nào thấu triệt cảm giác đó đâu. Tiểu hoàng tử mở to mắt băn khoăn. Vị hoàng đế nói tiếp: - Là vì con có đói, trong lòng cũng không tuyệt vọng. Con luôn biết, dù mình có nhịn thế nào đi nữa, chỉ cần muốn ăn, lập tức sẽ có người mang đồ ăn đến cho con. Nhưng dân chúng đói khổ thì khác, đôi khi đói rã rời, đói đến cồn cào ruột gan, đến sức cùng lực tận, cũng chẳng biết phải đi đâu để kiếm miếng ăn… Cảm giác ấy, là ngày xưa ta tự mình trải nghiệm, khi đất nước xảy ra chiến loạn, ta phải lưu lạc dân gian… Tiểu hoàng tử lặng thinh. Chính câu chuyện này đã thay đổi cuộc đời cậu, khiến cậu chuyên tâm học hành, nỗ lực để sau này khi làm một hoàng đế tốt, để lương dân không phải chịu cảnh đói khổ cơ cực. Bài học ấy, cho đến cuối cuộc đời, tiểu hoàng tử vẫn không cách nào quên được. Rằng: Thứ gì cũng vậy, muốn sâu sắc hiểu được, cần phải do chính mình trải nghiệm. Và còn một bài học sâu hơn thế nữa. Khó khăn nào cũng vậy, chỉ cần trong lòng không tuyệt vọng, nhất định vẫn có thể vượt qua… Đó chính là giá trị của niềm tin và sự trải nghiệm. Niềm tin, người ta vẫn thường gọi tên nó, nhắc nhiều về nó. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu được sức mạnh của nó đến đâu, khi chưa từng rơi vào khó khăn hay tuyệt vọng? Con người ta thường vô tình giống như tiểu hoàng tử kia: Chỉ hiểu thôi, chứ chưa hề thấu triệt. Chưa từng đói, sẽ không hiểu được cảm giác của dân chúng đói khát đến tận cùng. Cũng như chưa từng mắc bệnh viêm phổi, sẽ không hiểu được cảm giác của Giôn-xi khi đếm từng chiếc lá thường xuân cuối cùng. Và khi đó, niềm tin xuất hiện để mang đến những sức mạnh kì diệu mà chính bản thân ta cũng chưa từng nghĩ tới. Nó đã thay đổi một vị hoàng tử, tạo nên một minh quân; cũng đã mang đến cho nhân vật trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Henry sự sống. Khó khăn đau khổ không phải là điều không tốt, chính nó giúp cho chúng ta sống một cuộc đời thật sự hơn. Chỉ cần, dù cho bất cứ điều gì xảy ra, cũng đừng để mình mất đi niềm tin của chính mình là được, bạn nhé! Điều gì làm nên giá trị của Instagram? - Đó chính là sự trải nghiệm Cộng đồng mạng những ngày này đề cập nhiều về thương vụ tỉ đô la Facebook mua lại dịch vụ ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh Instagram, trong đó có lý do Facebook mua Instagram, về điều gì làm nên giá trị cho Instagram… Vài ngày trước khi thông tin này được xác nhận, có thông tin đồn đoán rằng giá trị của Instagram chỉ ở mức 500 triệu đô la Mỹ, thậm chí chỉ là 300 triệu đô la Mỹ trong vài tháng trước và một năm trước đây, công ty này chỉ đáng giá 100 triệu đô la Mỹ. Vậy lý do để Facebook mua lại Instagram với mức giá gấp đôi so với giá mà các chuyên gia phân tích đã dự đoán về nó là gì? Trên trang Timeline của mình, Mark Zuckerberg – CEO của Facebook đã chia sẻ lý do mà họ chi đến 1 tỉ đô la Mỹ tiền mặt và cổ phiếu để có được Instagram: “Đây là một dấu mốc quan trọng đối với Facebook bởi lần đầu tiên chúng tôi có thể sở hữu một sản phẩm và công ty có rất nhiều người sử dụng. Cung cấp cho người dùng những trải nghiệm chia sẻ hình ảnh tốt nhất là lý do giải thích cho việc có rất nhiều người sử dụng Facebook. Chính vì thế, chúng tôi biết rằng sự kết hợp giữa Facebook và Instagram sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng”. Tuy nhiên, các nhà phân tích lại không có cùng suy nghĩ với CEO của Facebook. Họ cho rằng mạng xã hội này đang tỏ ra e ngại với sự phát triển của Instagram bởi chia sẻ hình ảnh là một trong những tính năng được chú trọng nhiều nhất trên Facebook mà Instagram thì đang tấn công vào điểm này của họ thông qua việc chia sẻ hình ảnh qua các thiết bị di động. Đây có thể là một trong những lý do khiến Facebook không tiếc tiền để mua lại Instagram. Hoàn toàn trái ngược với Facebook, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội, mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc về các bức hình. Facebook và Instagram là hai công ty hoạt động với cùng một mục đích nhưng cách tiếp cận thì lại hoàn toàn khác nhau. Instagram cũng đang có được những gì mà Facebook đã từng có: một cộng đồng người dùng đông đảo. Người dùng có thể yêu thích và muốn sử dụng Facebook nhưng với Instagram thì chỉ có thể dùng từ yêu. Và đó cũng là cái Facebook đang thiếu khi mà Instagram thực sự hướng tới những trải nghiệm của người dùng. Bên cạnh đó, Instagram được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng thiết bị di động. Cái mà Instagram tạo ra không phải là mạng xã hội mà chỉ là một nơi để những người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm và cảm xúc về những khoảnh khắc trong cuộc sống của họ thông qua hình ảnh. Vì vậy, việc Facebook mua lại Instagram là để đáp ứng một trong những tính năng cần thiết nhất của họ, đó là biến dịch vụ mạng xã hội mà hãng này đang cung cấp trở nên hấp dẫn hơn trên thiết bị di động. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều dịch vụ chia sẻ hình ảnh trực tuyến xuất hiện và cạnh tranh với nhau như Flickr, Picasa của Google hay Photobucket của Myspace. Tuy nhiên, Instagram lại là ứng dụng chia sẻ hình ảnh kiêm mạng xã hội dành cho điện thoại di động. Instagram đã được hai nhà phát triển Kevin Systrom và Mike Krieger giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10-2010 và có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) với tổng cộng 13 nhân viên. Điểm đặc trưng của ứng dụng chỉnh sửa ảnh này là sẽ cho ra những tấm ảnh hình vuông với các hiệu ứng mang màu sắc cổ điển. Hai nhà đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom và Mike Krieger Với ứng dụng Instagram, các thành viên chỉ cần lập tài khoản miễn phí để có thể chụp ảnh từ điện thoại và thêm hiệu ứng, tạo ra những bức ảnh giống với phong cách cổ điển như chụp bằng máy ảnh phim và rửa ảnh bằng các hóa chất. Sau đó người sử dụng có thể chia sẻ với hàng loạt các dịch vụ mạng xã hội như Facebook hay Twitter hay cả dịch vụ mạng xã hội của riêng Instagram. Họ cũng có thể xem và bình luận bộ sưu tập hình ảnh của những người khác. Ban đầu, ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad, thu hút gần 30 triệu người sử dụng chỉ trong vòng hai năm. Vào đầu tháng 4 này, Instagram đã bổ sung thêm phiên bản Instagram dành cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, chạm mốc một triệu người sử dụng chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ. Việc mua lại Instagram sẽ giúp Facebook cải tiến tính năng chỉnh sửa ảnh trên các thiết bị di động. Đại diện của Instagram khẳng định sẽ không có sự thay đổi trong cách thức hoạt động của ứng dụng trong thời gian tới và họ chỉ bắt tay với Facebook để phát triển và xây dựng mạng lưới. Ngoài ra, CEO của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới còn cho biết thương vụ này sẽ không ảnh hưởng đến việc tích hợp Instagram vào các mạng xã hội đối thủ của Facebook: Chúng tôi nghĩ rằng việc Instagram được kết nối đến các dịch vụ khác chính là một phần quan trọng của việc trải nghiệm. Chúng tôi dự định sẽ vẫn giữ lại tính năng chia sẻ lên các mạng xã hội khác, tùy chọn không chia sẻ lên Facebook nếu người dùng muốn như thế, và cuối cùng là cho phép chạy tính năng theo dõi (follow) độc lập với danh sách bạn bè trong Facebook. Tổng hợp - Huynk
Posted on: Mon, 04 Nov 2013 03:29:14 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015