LÝ THUYẾT CẦU LÔNG 17 Tháng 5 2013 lúc 22:00 I. LỊCH - TopicsExpress



          

LÝ THUYẾT CẦU LÔNG 17 Tháng 5 2013 lúc 22:00 I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN CẦU LÔNG: 1. Trên thế giới ( ở nước Anh) Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng Do sự phát triển nhanh chóng của môn cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh , người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông, đến năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi, năm 1893 Hội cầu lông nước Anh được thành lập Năm 1899, hội này đã tiến hành tổ chức Giải cầu lông toàn nước Anh lần thứ nhất và sau đó cứ mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho tới nay. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, môn cầu lông đã được phổ biến rộng rãi ra ngoài nước Anh. Bắt đầu từ những nước từ những trong khối liên hiệp Anh rồi sang Pháp và một số nước châu Âu khác. Đầu thế kỷ XX, cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương và cuối cùng là châu Phi. ngày 5/7/1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập viết tắt tiếng Anh là (IBF) International Badmin – ton Federation, trụ sở tại Luân Đôn 2. Ở VN: Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường : thực dân hóa và việt kiều về nước . Tổng cục TDTT ( nay là Ủy ban TDTT ) đã thành lập Bộ môn Cầu lông ,vào năm 1977Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà nội đã đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông VN trên đà p/t theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích TTTháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông VN được thành lậpNăm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn cầu lông Châu á “ABF”Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông Thế Giới “IBF” . II. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, TÁC DỤNG CỦA MÔN CẦU LÔNG 1. Đặc điểm: - Cầu lông là một ôn thể thao thuộc nhóm vận động toàn thân. Trước tập luyện và khi thi đấu thường xuyên có những diễn biến khác nhau, xảy ra liên tục đòi hỏi người tập phải có 1 nền tảng thể lực và kĩ thuật tốt. - Trong tập luyện và thi đấu, kỹ - chiến thuật đc thay đổi liên tục và đa dạng nhưng vẫn dữ được mạch liên tục - Thi đấu sôi nổi, hết mình 2. Tính chất: - Cầu lông là 1 môn thể thao mang tính đối kháng cao - Cầu lông là 1 môn thể thao vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính đồng đội. - Cầu lông là 1 môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, phù hợp với đặc điểm, cấu trúc của người VN. 3. Tác dụng - Tập luyện cầu lông giúp cơ thể phát triển 1 cách toàn diện các tố chất như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp. - Tập luyện cầu lông giúp rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tính tự tin, lòng quyết tâm. III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Kỹ thuật Kỹ thuật là biện pháp thực hiện 1 động tác nào đó thông qua những hoạt động cụ thể có chủ định nhằm hoàn thiện nhiệm vụ vận động với hiệu quả cao nhất. ( bản chất của kỹ thuật cầu lông là việc vận dụng hợp lý, khéo léo các hoạt động của con ng để phát huy hiệu quả cao nhất.) 2. chiến thuật. Chiến thuật là những hình thức các biện pháp hoạt động có tổ chức của cá nhân, của 1 nhóm hoặc 1 tập thể nhằm chiến thắng đối phương. Chiến thuật tấn công là đánh cầu và tổ chức tham gia đánh cầu từ sân mình sang sân đối phương nhằm mục đích ghi điểm Chiến thuật phòng thủ là đỡ cầu và tổ chức tham gia đỡ cầu từ sân đối phương đánh sang sân mình nhằm hạn chế khả năng ghi điểm of đối phương. IV. LUẬT THI ĐẤU CẦU LÔNG 1. Luật thi đấu đồng đội a,, Sân bãi và dụng cụ Sân thi đấu hình chữ nhật và được ngăn đôi bằng tấm lưới Chiều rộng tối đa của sân là 6,1 m , Tổng chiều dài sân là 13,4 m Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, vạch giới hạn phát cầu gần là đường biên ngang nằm cách lưới 1,98 m, vạch giới hạn phát cầu xa là đường biên ngan gần cuối sân, cách đường biên ngang cuối sân 0,76 m Lưới cao 1m55 và Lưới có chiều rộng 0,76m và chiều dài ngang sân tối thiểu là 6,1m b,, Luật phát cầu và thi đấu đôi - Người phát cầu đứng trong khu vực phát cầu, chân k dẫm lên vạch - Cầu đi trên lưới, rơi vào ô tương ứng trong vạch giới hạn phát cầu gần và vạch giới hạn phát cầu xa - Điểm vợt tiếp xúc với cầu k cao quá thắt lưng của đối thủ, đầu tợt thấp hơn cổ tay cầm vợt. - Phát cầu khi đối phương đã đứng ở tư thế chuẩn bị nhận đỡ cầu - Phát cầu k đc nhấc chân lên khỏi mặt đất - Phát cầu k đc làm động tác giả - Khi đc lệnh của trọng tài mới đc phát cầu - Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó. c,, Cách tính điểm trong thi đấu đánh đôi Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp xếp cách khác . Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, cách tính điểm là hệ thống tính điểm trực tiếp. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi môt điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, với điều kiện là cách biệt ít nhất 2 điểm vs đội kia. Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó. 2. Luật thi đấu đánh đơn a, Sân bãi: Chiều dài: 13,4m - Chiều rộng: 5,18m - Độ dài đường chéo sân: 14,3m Vạch giới hạn phát cầu gần: giống trong thi đấu đôi Vạch giới hạn phát cầu xa: Đường biên ..... lưới: Tương tụ b,, Luật phát cầu và tính điểm: Tương tự V. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA TRỌNG TÀI CHÍNH 1. Nhiệm vụ Trọng tài chính kiểm tra sân bãi và dụng cụ trc khi thi đấu Cho các đối thủ đc quyền chọn sân, chọn cầu Sau khi kết thúc trận đấu, ký vào biên bản xác nhận kết quả trận đấu 2. Quyền hạn Căn cứ theo luật, cho điểm và kiểm soát trận đấu Căn cứ theo luật cho các đội đc hội ý Trọng tài chính có quyền bác bỏ mọi quyết định của các thành viên khác khi thấy quyết định đó k đúng Căn cứ theo luật, có quyền rút thẻ vàng hoặc đỏ để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu of VĐV hoặc HLV. PHÁT CẦU TRÁI TAY: Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 - 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt. Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần (hình 18). Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác ép ngược. Đánh cầu cao thuận tay: trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đối phương đánh đến, nghiêng người lùi sau, làm cho cầu ở vị trí phía trên lệch ra trước của vai phải cơ thể mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải. Tay trái co khủyu giơ lên tự nhiên, tay phải cầm vợt, cánh tay co khủyu tự nhiên, đưa vợt lên phía trên vai phải, hai mắt chú ý nhìn cầu đến. Khi đánh cầu, cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khủyu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó với sự phối hợp dùng sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng. Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân phải ở sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ từ rơi vào chân sau chuyển dịch sang chân trước. Đánh cầu cao thuận tay cũng có thể thực hiện với bật nhảy để dánh cầu. Khi thực hiện tốt động tác chuẩn bị theo đúng các yêu cầu trên, sau đó chân phải bật nhảy lên cao nhanh chóng quay người trên không, đồng thời hoàn thành động tác đưa vợt đánh cầu. Động tác đánh cầu được hoàn thành đúng lúc cầu đang ở độ cao nhất trên không chuẩn bị rơi xuống thấp. * Đánh cầu cao trái tay: khi đối phương đánh cầu cao sang khu sân sau bên trái của mình thì dùng cách đánh cầu cao trái tay. Trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi cuủ cầu đến, nhanh chóng đưa cơ thể quay sang hướng bên trái phía sau, di chuyển bước chân, bước cuối cùng sử dụng bước chéo trước để bước tới đường biên ngang cuối sân bên trái, lưng đối diện với lưới, trọng tâm cơ thể rơi lên trên chân phải, sao cho cầu ở phía trên bên phải cơ thể. Trước khi đánh cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên. Khi đánh cầu, lấy cánh tay kéo theo cẳng tay, thông qua động tác lắc cổ tay, vẩy tay từ dưới lên trên, để dánh cầu đi. Khi dùng sức cuối cùng, cần chú ý lực ép cạnh của ngón cái và sự phối hợp với lực vẩy cổ tay, động tác dùng sức cuối cùng phải có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân với động tác đạp đất của 2 chân và động tác xoay người. * Đánh cầu cao đỉnh đầu: Yếu lĩnh động tác cơ bản giống với kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, chỉ khác là điểm đánh cầu hơi lệch về phía trên vai trái. Khi chuẩn bị đánh cầu, thân người hơi lệch nghiêng về phía trái. Khi đánh cầu dùng cánh tay kéo theo cẳng tay làm cho vợt đi vòng qua đỉnh đầu ở phía trên bên trái để tạo thêm tốc độ vung vợt ra trước, chú ý phát huy nội lực bột phát đánh cầu của cổ tay
Posted on: Mon, 02 Dec 2013 03:47:26 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015