QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA, NHÀ NƯỚC TA: Kiên quyết - TopicsExpress



          

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA, NHÀ NƯỚC TA: Kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với HS-TS Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài, toàn diện, phức tạp. Đấu tranh cả ngoại giao và trên thực địa. Giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp, đi đôi với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Nhanh chóng phát triển thực lực tổng hợp của đất nước. Độc lập, tự chủ trong các vấn đề đối ngoại. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác cùng có lợi với các nước , tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau. Vừa bảo vệ được chủ quyền nhưng cũng vừa duy trì hữu nghị , hợp tác toàn diện với các nước có liên quan. Cành giác trước âm mưu lợi dụng bất đồng chia rẽ, cô lập VN với các nước có liên quan. Giải quyết bất đồng thông qua thương lượng bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ vững nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp lâu dài mà các bên có liên quan đều chấp nhận được. Đẩy mạnh phát triển KT – QP biển Giáo dục ý thức chủ quyền dân tộc. Hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở một số khu vực thực sự có chồng lấn. NHỮNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NƯỚC TA: 14/2/1975, Ngụy quyền Sài Gòn công bố “Sách trắng” về HS Sau 30/4/1975, Nhà nước VN đã nhiều lần khẳng định chù quyền biển đảo bằng các văn bản pháp luật và tuyên bố quan trọng: 20/1/1974 Chính phủ CM lâm thời Miền Nam Việt Nam ra tuyên bố 3 điểm phản đối hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở HS. Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (1977) Năm 1979, Công bố “Sách trắng” về HS-TS Năm 1981, Công bố “Sách trắng” về HS-TS Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (1982) Năm 1982, Quyết định thành lập Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1988, Công bố “Sách trắng” về HS-TS 14/3/1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố lên án hành động gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại TS. Hiến pháp năm 1992 Nghị quyết Quốc hội khóa IX (1994) về phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 Năm 2005 cơ quan dầu khí quốc gia VN – TQ – Philippin ký và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông. Hải quân VN – Thái Lan tuần tra chung trên biển Hải quân VN – Campuchia tuần tra chung trên biển Hải quân VN – TQ tuần tra chung trên biển Tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia chủ trì. Hợp tác khoa học biển VN – Philippin Ký các hợp đồng khai thác tìm kiếm dầu khí với các đối tác bất chấp phản đối của TQ. Ngăn cản quyết liệt các hoạt động thăm dò của TQ Bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân, Đòi bồi thường đối với các hành động thô bạo của TQ đối với ngư dân VN * Các văn kiện, tư liệu về Hoàng Sa – Trường Sa (do P.N sưu tầm) Trong diễn biến phức tạp của tình hình tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là những hành động gây hấn của Trung Quốc, Đảng và nhà nước ta chủ trương bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên cơ sở giải quyết bằng giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao trên tinh thần xây dựng dựa vào các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, công ước về luật biển năm 1982. Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) năm 2002. Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa chủ trương trên bằng các hành động cụ thể. Ra sức bảo vệ các chứng cứ về chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới và nhân dân các nước trong khu vực dựa trên các cơ sở pháp lý. Một mặt chúng ta khéo léo xử lý những tranh chấp một cách mềm dẻo, linh hoạt tránh làm căng thẳng thêm tình hình khu vực, ổn định tình hình trong nước qua việc xử lý những vụ biểu tình trong nước. Mặt khác, chúng ta tích cực hợp tác với các nước trong khu vực để tìm tiếng nói chung, cùng tìm ra giải pháp giải quyết và mục tiêu trước hết là đoàn kết giữa các nước trong vấn đề tranh chấp biển Đông trước sự gây hấn ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Việc hợp tác không chỉ trên lĩnh vực ngoại giao mà còn trên nhiều lĩnh vực khác. Vì Đảng và Nhà nước ta hiểu rõ ảnh hưởng, tổn thất mà chiến tranh gây ra cho nhân dân ta trong hai cuộc chiến tranh cứu quốc. Tuy nhiên, không chỉ thể giải quyết vấn đề trên bằng con đường ngoại giao, mặt khác chúng ta tích cực tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Không chỉ vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn cảnh giác trước các chủ trương mà phía Trung Quốc đưa ra. Không tiến hành “đàm phán song phương” hay “gác tranh chấp cùng khai thác” mà chủ trương “quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông” đẻ nhận sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước trong khu vực và nhân dân thế giới. Việc giải quyết vấn đề biển Đông mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện không phải là sự nhu nhược, yếu hèn như các trang phản động nêu ra mà chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và tình hình thực tiễn đất nước, tiềm lực đất nước còn thiếu và yếu. Đồng thời thể hiện sự bình tĩnh, sáng suốt của Đảng và Nhà nước chứ không nóng giận mất khôn mà gây ra những hậu quả khôn lường. câu 3
Posted on: Sat, 02 Nov 2013 06:44:12 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015