SAU CƠN LŨ Làng Bình Hoà vốn yên ả bao đời nay. - TopicsExpress



          

SAU CƠN LŨ Làng Bình Hoà vốn yên ả bao đời nay. Đó là một ngôi làng nhỏ được bao bọc bởi những rặng tre, một bên nằm vắt vẻo men theo triền đồi, còn phía trước mặt là dòng sông Ngân Sơn hiền hoà và thơ mộng. Cái tên Ngân Sơn thật kêu đó thực ra nó là phía hạ nguồn của dòng sông Cái, con sông lớn nhất quê tôi, con sông có dòng nước xanh trong và mát rượi vào mùa hè và cũng ngầu ngầu phù sa vào mùa nước lớn. Con sông ấy đã tắm mát cho những cánh đồng phù sa mà nó mang theo, là người bạn cố hữu thủy chung của quê hương bao đời. Những buổi trưa hè cháy lửa trên đất miền Trung nắng dãi mưa dầu này, mấy đứa con nít trong làng thường ra cái cồn nổi giữa dòng phía dưới chân cầu mà đùa nghịch, bơi lội dưới dòng nước mát. Nơi đó có thảm cỏ xanh mướt, có những cây keo xanh tỏa bóng mát rượi và có cả đàn bò đang nhởn nha gặm cỏ. Cuộc sống của dân làng cũng yên bình như cái tên làng vậy, họ châm bẫm vào công việc làm ăn, ruộng vườn, đồng áng để lo đủ cái ăn, cái mặc và chuyện học hành của con cái họ, kha khá hơn thì cất nhà cất cửa. Thế nhưng chỉ sau mấy ngày, những gì mà xưa nay họ gầy dựng, chắt chiu trên quê hương yên bình và trù phú sau những năm chiến tranh coi như ra sông ra bể. Những mái ngói đỏ tươi nay không còn nữa mà chỉ còn những túp lều tạm bợ, những tấm tôn méo mó trên những đống đổ nát. Cái chòi lợp tôn nhỏ xíu trên mảnh đất trống không, đầy những thứ đổ nát kia là của mẹ con cô Chín , người phụ nữ trạc ba lăm. Người ta thương mẹ con cô nên đã dựng lại cho mẹ con cô cái chòi đó chứ trong lúc khó khăn này thì ai cũng như ai thì lấy đâu mà giúp đỡ nhiều hơn. Trời vẫn u u, cái khí trời ấy càng làm cho lòng người thêm khắc khoải. Người phụ nữ vẫn ngồi đấy, đôi mắt như vô hồn, gương mặt tái xanh điểm thêm miếng băng trắng trên vết thương chỗ vầng trán vì cô đã va phải gốc cây khi bị đuối nước, có vẻ như cô ốm đi nhiều so với mấy ngày trước, đầu vẫn chít khăn tang trắng muốt ngồi trước bàn thờ chồng. Nói là bàn thờ chứ có gì đâu chỉ là cái bát canh cũ trong nhà còn sót lại dùng để cắm hương được đặt trên cái bàn cũ mà đến chân cũng không còn. Người ta đã dùng mấy thanh tre chắp vá lại cho nó đứng vững hơn. Không một bức di ảnh. Dường như cô vẫn chưa hết bàng hoàng vì những chuyện đã xảy ra. Giọng một bác hàng xóm nghe như có vẻ an ủi, chia sẻ với cái mất mát của cô: - Thôi, cô cũng bớt buồn đi. Cố gắng giữ gìn sức khỏe mà lo cho sắp nhỏ chứ cứ thế này thì cô cũng quỵ luôn đó. Không có lời đáp lại. Cô không còn đủ sức để đáp lại lời bác hay tinh thần cô vẫn còn đang hoảng loạn. Có lẽ là vì cả hai. Rồi bác hàng xóm lại tiếp: - Thôi tôi cũng về đây, cô ráng mà lo nghe! Dưới cái chòi trống rỗng, chẳng có gì ngoài bát hương nghi ngút ấy, gió có thể qua lại như giữa bầu không. Thằng Tí loay hoay mãi làm gì không biết. Thì ra nó đang nhóm bếp, chắc bụng nó đang đói meo. Trong nhà chẳng còn gì ăn và cũng không còn gì để dùng ngoài cái thùng mì gói được trên ủy ban cứu tế sau những ngày lũ lớn và cái xoong nhôm méo xẹo nó nhặt được trước góc sân, không biết của nhà nó hay của nhà nào đã trôi đến nữa. Mấy ngày vừa rồi những người hàng xóm tốt bụng có nhà ở trên cao đã cho cơm cho anh em nó ăn, cho quần áo của con họ cho anh em nó mặc. Trông mặt mũi nó bèm hem, nó vẫn hì hục với cái bếp tự làm, cũng phải thôi bởi vì nó phải làm cái việc mà trước đây nó chưa hề làm ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Ngày thường làm cái công việc ấy đã khó huống chi hôm nay, khi cả mặt đất, cỏ cây đều được phủ lên một lớp bùn đen, nhơn nhớt, nhão nhoẹt khắp nơi, chỗ nào cũng có. Nhưng có lẽ nó cũng biết được bây giờ nó phải đỡ đần mẹ nó, khuôn mặt trẻ thơ không còn hồn nhiên nữa, sao nó có vẻ đăm chiêu quá. Nó vẫn loay hoay nhóm bếp mà không nói tiếng nào. Chắc nó biết rằng từ nay mình là người đàn ông duy nhất của gia đình, là trụ cột của một gia đình mẹ góa con côi. Cái trụ cột ấy năm nay mới mười tuổi. Căn nhà có ba người lớn bé, thế nhưng nó lại khác quá đi, khác với những ngày chồng cô con sống, luôn đầy ắp những tiếng cười trẻ con. Nhà cô im ắng, không một tiếng nói, cả thằng Tí, mọi khi nó nói như sáo nhưng mấy hôm nay cũng không nghe nó nói gì. Con Mai bận dựa vào má nó, thi thoảng ngã người vào má mà hỏi: - Sao ba đi đâu mà lâu dìa dậy má? Chắc nó lại nhớ ba rồi. Chắc nó lại nhớ những cây kẹo hay những gói bim bim mà ba nó thường hay mua làm quà cho nó mỗi buổi chiều đi làm về. Nó chỉ hỏi theo quán tính của một con bé ba tuổi khi thấy sự trống vắng của ba. Nó không biết những chuyện kinh hoàng đã xảy ra hơn nữa khi chuyện xảy ra may mà nó không có ở nhà. Ba má nó đã chở hai anh em nó đi gửi ở nhà hàng xóm ở trên cao rồi. Câu hỏi ngây thơ của đứa con đã làm cho người mẹ nghẹn ngào, nước mắt lăn xuống đôi gò má gầy gầy, xương xương, cô thấy mặn đắng, mặn đắng vì những giọt nước mắt, mặn đắng vì cuộc đời của cô thật trớ trêu. Trận đại hồng thủy ấy đã lấy của cô tất cả, lấy của cô một người chồng hiền hậu, giỏi giang, lấy đi những gì vợ chồng cô chắt chiu, gầy dựng hơn mười năm nay, làm cô thành một người vợ góa bụa, con cô nheo nhóc vì thiếu tình thương của ba nó. Rồi ngày mai, ngày kia và những năm tháng sau này mẹ con cô phải sống làm sao đây khi mà trong nhà không còn một nắm gạo và mỗi người lớn bé cũng chỉ còn một bộ đồ trên người. Rồi con cô làm sao đến trường cùng bạn bè trang lứa. Bao nhiêu thứ cứ hiện ra trong đầu cô. Thương con quá, cô ôm chặt con bé vào lòng mình, vuốt vuốt lên mái tóc khét lẹt của nó mà an ủi con. - Ba đi bữa nào ba về, con ngoan. Rồi con bé bỗng bật ra khỏi lòng mẹ kêu lên: - Má ơi, con đói bụng. - Ờ, ờ má biết rồi. Cô chưa kịp đứng dậy thì tiếng thằng Tí lanh lảnh từ góc nhà: - Chờ một chút, nước sắp sôi rồi. Rồi nó càu nhau với đứa em: - Chỉ có biết khóc nhè với đói bụng là giỏi thôi. Dường như nó nói với em như vậy là để trút hết những mệt nhọc vì phải hì hục từ khi nhóm bếp. Chứ thực ra nó thương em lắm. Mấy ngày trong nhà xảy ra chuyện, má nó phải đi cấp cứu ở nhà thương một tay nó chăm em hết. Bữa trưa của ba mẹ con chỉ là mấy bát mì gói. Nhìn hai đứa nhỏ ăn ngon lành mà cô ứa nước mắt, đau cả ruột gan. Mấy ngày qua cô cũng không ăn uống gì, phần thì sức khỏe yếu vì cô cũng vừa trải qua trận thập tử nhất sinh, phần thì chuyện đau buồn xảy ra với gia đình cô. Giờ đây cô cũng không muốn ăn chút nào, miệng đắng ngắt. Nhưng nhìn các con của cô côi cút, tội nghiệp cô phải nhắm mắt mà nuốt vào cho vững bụng để còn gánh tiếp cái gánh nặng gia đình trong những ngày tiếp theo. Buổi chiều, mấy mẹ con dọn dẹp lại cái nhà và những thứ còn lại trên nền đất cũ cho gọn gàng ngăn nắp hơn. Thằng Tí cố tìm những thứ đồ dùng học tập của nó đã bị nước cuốn đi nhưng chẳng còn thứ gì. Rồi hình như nó tìm thấy cái gì, một màu xanh xanh cũ kĩ, vùi dưới đống bùn nhão nhoét. Thì ra đó là chiếc cặp táp đi học của nó. Nó hí hửng reo lên như được quà vậy. - Má ơi, cặp của con, tìm được cặp của con rồi má ơi. Con Mai đang nghịch nước trước giọt nghe tiếng anh nó reo bèn chạy lại. Cô cũng ngưng việc dọn dẹp của mình để vui cùng niềm vui của con. Thằng Tí cố hết sức để lôi cái cặp ra khỏi đống bùn, nó mở ra coi nhưng ngoài cặp, trong cặp đều toàn bùn. Nó nhẹ nhàng mở ra, mấy cuốn tập và sách giáo khoa rã ra trên tay nó vì đã bị ngâm bùn mấy ngày nay. Hai cây bút cũng không ra mực vì ngòi đầy bùn đất, chỉ còn lại cây thước chắc vẫn còn xài được. Đôi mắt vừa sáng rực lên của nó giờ đã ỉu xìu xuống vì thất vọng. Nó tiếc cái cặp sách đó mà. Cái cặp thì vẫn giặt giũ rồi dùng lại được nhưng sách vở đâu mà đến trường nữa, đó là nỗi lo dễ thương nhưng không nhỏ của nó, nỗi lo đó làm cho những bậc làm cha làm mẹ cũng phải vặn lòng. Trong nhà, những làn khói hương trên bàn thờ vẫn bay lên đều đặn. Sau một buổi dọn dẹp mệt nhọc của mấy mẹ con, bữa cơm chiều được dọn ra. Bữa cơm chiều nay cũng không có gì khác ngoài món mì gói lúc trưa. Trong những ngày lũ quét này thì mì gói là món ăn duy nhất, món ăn xa xỉ với nhiều người khác nữa chứ không riêng gì mẹ con cô. Nước đã cuốn phăng tất cả, làng xóm, chợ búa cũng tan tác. Người ta lo dọn dẹp những đống bùn đất, rác rưởi không mong mà cũng đến, lo tìm tòi những thứ mà người ta hằng bỏ công sức ra để có được, lo cho người chết mồ yên mả đẹp hơn là lo cho chính họ. Hơn nữa ngoài kia nước vẫn còn xăm xắp đường đi thì chợ búa có ai bán buôn gì. Hai đứa nhỏ con cô vẫn cặm cụi ngon lành với bát mì, có lẽ chúng biết trong nhà cũng không có gì khác ngoài mì, chúng cũng không èo uột hay đòi hỏi bất cứ thứ gì như trước đây, như lúc ba chúng còn sống. Trời đã xẩm tối, cái xóm nhỏ yên ắng dần, không rộn rịp như mọi khi. Những mái nhà tạm bợ dần chìm vào trong bóng tối, không còn những bóng đèn điện thắp sáng con đường vào các ngõ hẻm, không có tiếng loa phát thanh của nhà đài, không còn tiếng của những loài côn trùng kêu đêm hay số phận chúng đen đuổi nên cũng đã bị nước lũ cuốn trôi mấy ngày trước. Cô Chín thắp cây đèn dầu lên và đặt lên bàn thờ của chồng cô. Ngọn đèn leo lét, nhà cô trống quá nên ánh sáng tỏa ra lờ mờ, trông xa một chút nó giống con đom đóm trong đêm, chợt sáng rồi chợt tối khi có cơn gió thổi đến rồi bay qua. Cô trải chiếc chiếu manh hồi sáng bác Tư đem bên nhà bác ấy qua cho xuống nền đất lạnh tanh. Thằng Tí vừa thấy thế đã sà xuống chiếc chiếu nằm dài duỗi thẳng hai tay hai chân như người lao động vất vả suốt cả ngày đợi cái giờ khắc để nghỉ ngơi. Cô cũng ngồi xuống chiếc chiếu, thấy thế con Mai liền bổ nhào vào lòng má nó, cô ôm con vào lòng. Con bé Mai chốc chốc lại vuốt lên mặt của má nó để bày tỏ rằng nó thương má lắm. Rồi con bé lại hỏi ba nó, những câu hỏi của trẻ con làm cho người lớn đau thắt lòng. Con bé hỏi cô: - Chừng nào ba dìa dậy má? Thằng Tí đang nằm bỗng bật choàng dậy nhanh cái phắt. Nó quát: - Hỏi miết, đã nói ba đi làm mà. Có lẽ đây là một bản tính đàn ông đang trỗi dậy trong một người đàn ông còn trẻ con, không muốn nhắc đến cái đau buồn, dẫu có buồn họ cũng che giấu hoặc cất nó vào bên trong. Không, thực ra nó cũng nhớ ba lắm nên mới tỏ ra bực mình khi con bé em nó cứ nhắc đến ba miết. Nó nhớ những buổi chiều ba nó đi làm thường hay mua quà bánh, nó bị con Mai giành hết ba nó phải đứng ra chia phần, nhớ những buổi trưa hai ba con cùng đi bơi, ba nó tập cho nó bơi. Những lần ba chở mấy má con vào phố huyện chơi, nó và con Mai được ngồi đu quay ngựa gỗ thật thích. Những bữa cơm cả nhà quay quần khi có ba. Những hình ảnh của ba nó cứ hiện lên mồn một trong đầu đứa trẻ mười tuổi khi ba nó không còn nữa. Cũng có lẽ nó thương má, nó hiểu má, nó sợ má lại buồn, má lại khóc khi nhắc đến ba. Cô Chín ôm con bé Mai vào lòng, vuốt vuốt tấm lưng nhỏ xíu, con bé cứ thế mà ôm má nó ngủ lúc nào không hay. Thằng Tí cũng lăn khềnh ra chiếu mà ngủ. Cô đặt con bé xuống cạnh thằng anh rồi sửa sang hai đứa con lại một chút. Hình như cô đứng dậy tìm thứ gì đó. Cô lục lội trong cái bao đồ những người hàng xóm mang sang cho mẹ con cô và lấy ra cái áo lớn nhất để làm chăn đắp cho hai đứa nhỏ để chúng được ngon giấc. Cô lại bàn thờ của chồng thắp thêm nén nhan để an ủi người đã khuất rồi cô lại chỗ mấy đứa nhỏ đặt lưng xuống nằm cạnh chúng. Tất cả như một giấc mơ, cô không ngờ cái tổ ấm mà vợ chồng cô gầy dựng hơn mười năm nay lại thành ra thế này. Người chồng hết mực yêu thương vợ con lại bỏ vợ con mà ra đi. Cô không tài nào nhắm mắt được, cứ nhắm mắt lại cô lại thấy hiện ra cái ngày khủng khiếp, cái giờ khắc định mệnh ấy. Cô nhớ như in. Cô nhớ hôm đó, con nước đã lớn quá đầu gối người lớn, hai vợ chồng cô cho hai đứa nhỏ ngồi lên chiếc sõng tôn để đến nhà bác cao hơn như mọi khi, rồi hai vợ chồng cô về lại nhà để dọn dẹp nhà cửa lên cao nhưng vừa vào đến sân chứ chưa kịp vào nhà thì cô nghe đâu có tiếng ào ào, rắc rắc, chiếc sõng bị bẻ làm đôi. Cô ở một đầu và chồng cô một đầu, hai người phải tạt ngang ra khỏi luồng nước dữ. Cũng nhờ cô biết bơi, cô bơi rất giỏi. Từ thời con gái cô Chín nổi tiếng là bơi giỏi, cô bơi giỏi như những cô gái sông nước miền Tây. Chồng cô cũng bơi rất giỏi vì chồng cô cũng là người lớn lên từ sông nước. Sau đó là tiếng ầm ầm và âm thanh phát ra từ những thứ mà cơn cuồng thủy kéo theo, cho đến bây giờ cô cũng còn lạnh người khi nhớ lại những thứ âm thanh đó. Cô cố hết sức để bơi về phía cái gốc cây kia để tránh bớt luồng nước chảy. Bỗng bốp một cái, cô va vào một khúc gỗ to, có lẽ là nó trôi xuống từ phía thượng nguồn của dòng sông Cái. Đầu óc choáng váng, cô không nhìn thấy gì nữa rồi cô gượng mình trèo lên khúc cây to ôm chặt nó lại. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết thì người ta phải đấu tranh đến cùng để giành sự sống có ích hơn là cái chết vô nghĩa. Và trong hoàn cảnh sinh tử này cô cũng vậy, hơn nữa cô còn hai đứa con nhỏ thì cô càng phải sống. Phía bên kia luồng nước vẫn nghe tiếng ầm ầm. Cô lo cho chồng cô lắm, không biết chồng cô có thoát khỏi luồng nước dữ hay không nữa. Đầu óc lơ mơ nhưng cô cố ngoi lên để nhìn về phía ấy. Ôi cô không thấy gì ngoài một luồng nước xoáy. Cô cũng không còn đủ sức để ngoi lên lần nữa, tay chân và cả người cô cứng ngắt không cử động được vì ngâm nước bạc quá lâu. Khúc gỗ bự tướng chở theo một người bất đắc dĩ cứ trôi theo dòng nước. Nó trôi đến đâu cô trôi đến đó. Hai giờ sau, nước cũng hết bớt dội, khi chiếc ca nô tuần tra cứu hộ của mấy anh công an chạy dọc theo bờ sông, người ta thấy cái gì đó bồng bềnh trên dòng nước mà hình như có người thì phải. Chiếc ca nô rồ ga tấp dần vào bờ tre, ở đó có một người phụ nữ đang trôi nổi cùng một khúc gỗ to, không biết còn sống hay đã chết. Hai anh lính trẻ mặc áo cứu hộ đã nhảy ùm xuống nước đưa cô lên chiếc ca nô. Họ đưa cô vào nhà thương trong lúc cô không còn biết gì nữa. Cô hôn mê đã ngót hai ngày. Chắc có lẽ vì cú va chạm mạnh vào đầu, phần vì sức khỏe quá yếu vì chiến đấu với tử thần. Đến ngày thứ ba cô vừa trở mình, mắt thiêm thiếp, nghe đau đớn hết cả mình mẩy. Cái đầu nặng trịch như có vật gì đè lên. Cô lấy tay sờ sờ lên trán thấy một miếng vải băng ngang đầu mình. Cô cố mở mắt ra và hai tay chống ra đằng sau để ngồi dậy đang lúc cô y tá bước vào. Cô hỏi cô y tá với thái độ ngạc nhiên lắm. “Sao tôi lại ở đây” Cô y tá hỏi lại “Chị không nhớ gì sao?” và kể cho cô nghe cái sự tình cô phải vào đây. Cô giật mình hoảng hốt nhớ ra mọi chuyện, cô nhớ đến cái chuyện kinh hoàng đó, cô lo cho chồng cô quá, cô nghĩ bụng “Không biết giờ ảnh ra sao”. Cô chợt choàng dậy nắm lấy tay cô y tá - Cô ơi, cô có thấy có một người đàn ông cũng khoảng bằng tuổi như tôi vào cấp cứu không? Cô y tá trả lời: - Không thấy, chỉ mình chị thôi. Cô định đứng dậy đi nhưng đầu óc choáng váng cô muốn ngã khụy xuống đất. Cô y tá thấy thế đã ngăn cô lại.. - Chị đi đâu? Nằm xuống đi, chị còn rất yếu, không đi được đâu. Ngày thứ ba cô tỉnh dậy cũng là ngày thứ ba người ta tìm thấy xác của chồng cô. Khó khăn lắm người ta mới tìm thấy chú ấy. Nghe nói người ta tìm thấy chú ấy trong một đống rác rìu to tướng phía cuối hạ nguồn đoạn gần ra cửa biển. Có lẽ đến khi chết chú ấy vẫn còn quyến luyến dòng sông quê hương và không muốn xa vợ con nên đã không ra biển. Người ta đưa chú ấy về nhà và làm đám ma. Đám ma trong những ngày lũ quét thật đơn sơ, đơn sơ đến tội nghiệp, không có gì cả, không có tiếng kèn, tiếng trống, hay tiếng nhạc ma. Đám ma chỉ có tiếng khóc thương tâm. Người ta thương cho chồng cô, một người đàn ông hiền lành chăm chỉ mà vắn số, người ta thương cảnh bà mẹ trẻ góa bụa và những đứa con còn nhỏ trong cảnh côi cút. Một người thân đã đưa cô từ nhà thương trở về, thấy nhà có người đông cô cũng phần nào mường tượng được chuyện gì đã xảy ra. Cô chạy thật nhanh vào và sà vào chiếc quan tài, nơi chồng cô đang nằm ở đó mà nghẹn ngào. Hai đứa con của cô thấy thế cũng chạy tới ôm mẹ mà khóc to. Cho đến bây giờ cô cứ ngỡ rằng đó chỉ là một giấc mơ thôi chứ không phải là một sự thật. Nhưng có lúc sự thật lại đến bất ngờ đến không tưởng, làm người ta phải bàng hoàng vì khó chấp nhận nó. Cô ôm choàng hai đứa con để chúng được ấm hơn khi gió lùa vào căn nhà trống trơn và ẩm ướt, cô thương tụi nó quá. Từ nay cô phải thương tụi nó gấp đôi, thương cả phần của ba tụi nó nữa. Cô cố nhắm mắt nhưng tai vẫn nghe tiếng gió rít từng cơn lạnh buốt và tiếng sóng vỗ anh ách ngoài bờ tre. SAU CƠN LŨ Làng Bình Hoà vốn yên ả bao đời nay. Đó là một ngôi làng nhỏ được bao bọc bởi những rặng tre, một bên nằm vắt vẻo men theo triền đồi, còn phía trước mặt là dòng sông Ngân Sơn hiền hoà và thơ mộng. Cái tên Ngân Sơn thật kêu đó thực ra nó là phía hạ nguồn của dòng sông Cái, con sông lớn nhất quê tôi, con sông có dòng nước xanh trong và mát rượi vào mùa hè và cũng ngầu ngầu phù sa vào mùa nước lớn. Con sông ấy đã tắm mát cho những cánh đồng phù sa mà nó mang theo, là người bạn cố hữu thủy chung của quê hương bao đời. Những buổi trưa hè cháy lửa trên đất miền Trung nắng dãi mưa dầu này, mấy đứa con nít trong làng thường ra cái cồn nổi giữa dòng phía dưới chân cầu mà đùa nghịch, bơi lội dưới dòng nước mát. Nơi đó có thảm cỏ xanh mướt, có những cây keo xanh tỏa bóng mát rượi và có cả đàn bò đang nhởn nha gặm cỏ. Cuộc sống của dân làng cũng yên bình như cái tên làng vậy, họ châm bẫm vào công việc làm ăn, ruộng vườn, đồng áng để lo đủ cái ăn, cái mặc và chuyện học hành của con cái họ, kha khá hơn thì cất nhà cất cửa. Thế nhưng chỉ sau mấy ngày, những gì mà xưa nay họ gầy dựng, chắt chiu trên quê hương yên bình và trù phú sau những năm chiến tranh coi như ra sông ra bể. Những mái ngói đỏ tươi nay không còn nữa mà chỉ còn những túp lều tạm bợ, những tấm tôn méo mó trên những đống đổ nát. Cái chòi lợp tôn nhỏ xíu trên mảnh đất trống không, đầy những thứ đổ nát kia là của mẹ con cô Chín , người phụ nữ trạc ba lăm. Người ta thương mẹ con cô nên đã dựng lại cho mẹ con cô cái chòi đó chứ trong lúc khó khăn này thì ai cũng như ai thì lấy đâu mà giúp đỡ nhiều hơn. Trời vẫn u u, cái khí trời ấy càng làm cho lòng người thêm khắc khoải. Người phụ nữ vẫn ngồi đấy, đôi mắt như vô hồn, gương mặt tái xanh điểm thêm miếng băng trắng trên vết thương chỗ vầng trán vì cô đã va phải gốc cây khi bị đuối nước, có vẻ như cô ốm đi nhiều so với mấy ngày trước, đầu vẫn chít khăn tang trắng muốt ngồi trước bàn thờ chồng. Nói là bàn thờ chứ có gì đâu chỉ là cái bát canh cũ trong nhà còn sót lại dùng để cắm hương được đặt trên cái bàn cũ mà đến chân cũng không còn. Người ta đã dùng mấy thanh tre chắp vá lại cho nó đứng vững hơn. Không một bức di ảnh. Dường như cô vẫn chưa hết bàng hoàng vì những chuyện đã xảy ra. Giọng một bác hàng xóm nghe như có vẻ an ủi, chia sẻ với cái mất mát của cô: - Thôi, cô cũng bớt buồn đi. Cố gắng giữ gìn sức khỏe mà lo cho sắp nhỏ chứ cứ thế này thì cô cũng quỵ luôn đó. Không có lời đáp lại. Cô không còn đủ sức để đáp lại lời bác hay tinh thần cô vẫn còn đang hoảng loạn. Có lẽ là vì cả hai. Rồi bác hàng xóm lại tiếp: - Thôi tôi cũng về đây, cô ráng mà lo nghe! Dưới cái chòi trống rỗng, chẳng có gì ngoài bát hương nghi ngút ấy, gió có thể qua lại như giữa bầu không. Thằng Tí loay hoay mãi làm gì không biết. Thì ra nó đang nhóm bếp, chắc bụng nó đang đói meo. Trong nhà chẳng còn gì ăn và cũng không còn gì để dùng ngoài cái thùng mì gói được trên ủy ban cứu tế sau những ngày lũ lớn và cái xoong nhôm méo xẹo nó nhặt được trước góc sân, không biết của nhà nó hay của nhà nào đã trôi đến nữa. Mấy ngày vừa rồi những người hàng xóm tốt bụng có nhà ở trên cao đã cho cơm cho anh em nó ăn, cho quần áo của con họ cho anh em nó mặc. Trông mặt mũi nó bèm hem, nó vẫn hì hục với cái bếp tự làm, cũng phải thôi bởi vì nó phải làm cái việc mà trước đây nó chưa hề làm ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Ngày thường làm cái công việc ấy đã khó huống chi hôm nay, khi cả mặt đất, cỏ cây đều được phủ lên một lớp bùn đen, nhơn nhớt, nhão nhoẹt khắp nơi, chỗ nào cũng có. Nhưng có lẽ nó cũng biết được bây giờ nó phải đỡ đần mẹ nó, khuôn mặt trẻ thơ không còn hồn nhiên nữa, sao nó có vẻ đăm chiêu quá. Nó vẫn loay hoay nhóm bếp mà không nói tiếng nào. Chắc nó biết rằng từ nay mình là người đàn ông duy nhất của gia đình, là trụ cột của một gia đình mẹ góa con côi. Cái trụ cột ấy năm nay mới mười tuổi. Căn nhà có ba người lớn bé, thế nhưng nó lại khác quá đi, khác với những ngày chồng cô con sống, luôn đầy ắp những tiếng cười trẻ con. Nhà cô im ắng, không một tiếng nói, cả thằng Tí, mọi khi nó nói như sáo nhưng mấy hôm nay cũng không nghe nó nói gì. Con Mai bận dựa vào má nó, thi thoảng ngã người vào má mà hỏi: - Sao ba đi đâu mà lâu dìa dậy má? Chắc nó lại nhớ ba rồi. Chắc nó lại nhớ những cây kẹo hay những gói bim bim mà ba nó thường hay mua làm quà cho nó mỗi buổi chiều đi làm về. Nó chỉ hỏi theo quán tính của một con bé ba tuổi khi thấy sự trống vắng của ba. Nó không biết những chuyện kinh hoàng đã xảy ra hơn nữa khi chuyện xảy ra may mà nó không có ở nhà. Ba má nó đã chở hai anh em nó đi gửi ở nhà hàng xóm ở trên cao rồi. Câu hỏi ngây thơ của đứa con đã làm cho người mẹ nghẹn ngào, nước mắt lăn xuống đôi gò má gầy gầy, xương xương, cô thấy mặn đắng, mặn đắng vì những giọt nước mắt, mặn đắng vì cuộc đời của cô thật trớ trêu. Trận đại hồng thủy ấy đã lấy của cô tất cả, lấy của cô một người chồng hiền hậu, giỏi giang, lấy đi những gì vợ chồng cô chắt chiu, gầy dựng hơn mười năm nay, làm cô thành một người vợ góa bụa, con cô nheo nhóc vì thiếu tình thương của ba nó. Rồi ngày mai, ngày kia và những năm tháng sau này mẹ con cô phải sống làm sao đây khi mà trong nhà không còn một nắm gạo và mỗi người lớn bé cũng chỉ còn một bộ đồ trên người. Rồi con cô làm sao đến trường cùng bạn bè trang lứa. Bao nhiêu thứ cứ hiện ra trong đầu cô. Thương con quá, cô ôm chặt con bé vào lòng mình, vuốt vuốt lên mái tóc khét lẹt của nó mà an ủi con. - Ba đi bữa nào ba về, con ngoan. Rồi con bé bỗng bật ra khỏi lòng mẹ kêu lên: - Má ơi, con đói bụng. - Ờ, ờ má biết rồi. Cô chưa kịp đứng dậy thì tiếng thằng Tí lanh lảnh từ góc nhà: - Chờ một chút, nước sắp sôi rồi. Rồi nó càu nhau với đứa em: - Chỉ có biết khóc nhè với đói bụng là giỏi thôi. Dường như nó nói với em như vậy là để trút hết những mệt nhọc vì phải hì hục từ khi nhóm bếp. Chứ thực ra nó thương em lắm. Mấy ngày trong nhà xảy ra chuyện, má nó phải đi cấp cứu ở nhà thương một tay nó chăm em hết. Bữa trưa của ba mẹ con chỉ là mấy bát mì gói. Nhìn hai đứa nhỏ ăn ngon lành mà cô ứa nước mắt, đau cả ruột gan. Mấy ngày qua cô cũng không ăn uống gì, phần thì sức khỏe yếu vì cô cũng vừa trải qua trận thập tử nhất sinh, phần thì chuyện đau buồn xảy ra với gia đình cô. Giờ đây cô cũng không muốn ăn chút nào, miệng đắng ngắt. Nhưng nhìn các con của cô côi cút, tội nghiệp cô phải nhắm mắt mà nuốt vào cho vững bụng để còn gánh tiếp cái gánh nặng gia đình trong những ngày tiếp theo. Buổi chiều, mấy mẹ con dọn dẹp lại cái nhà và những thứ còn lại trên nền đất cũ cho gọn gàng ngăn nắp hơn. Thằng Tí cố tìm những thứ đồ dùng học tập của nó đã bị nước cuốn đi nhưng chẳng còn thứ gì. Rồi hình như nó tìm thấy cái gì, một màu xanh xanh cũ kĩ, vùi dưới đống bùn nhão nhoét. Thì ra đó là chiếc cặp táp đi học của nó. Nó hí hửng reo lên như được quà vậy. - Má ơi, cặp của con, tìm được cặp của con rồi má ơi. Con Mai đang nghịch nước trước giọt nghe tiếng anh nó reo bèn chạy lại. Cô cũng ngưng việc dọn dẹp của mình để vui cùng niềm vui của con. Thằng Tí cố hết sức để lôi cái cặp ra khỏi đống bùn, nó mở ra coi nhưng ngoài cặp, trong cặp đều toàn bùn. Nó nhẹ nhàng mở ra, mấy cuốn tập và sách giáo khoa rã ra trên tay nó vì đã bị ngâm bùn mấy ngày nay. Hai cây bút cũng không ra mực vì ngòi đầy bùn đất, chỉ còn lại cây thước chắc vẫn còn xài được. Đôi mắt vừa sáng rực lên của nó giờ đã ỉu xìu xuống vì thất vọng. Nó tiếc cái cặp sách đó mà. Cái cặp thì vẫn giặt giũ rồi dùng lại được nhưng sách vở đâu mà đến trường nữa, đó là nỗi lo dễ thương nhưng không nhỏ của nó, nỗi lo đó làm cho những bậc làm cha làm mẹ cũng phải vặn lòng. Trong nhà, những làn khói hương trên bàn thờ vẫn bay lên đều đặn. Sau một buổi dọn dẹp mệt nhọc của mấy mẹ con, bữa cơm chiều được dọn ra. Bữa cơm chiều nay cũng không có gì khác ngoài món mì gói lúc trưa. Trong những ngày lũ quét này thì mì gói là món ăn duy nhất, món ăn xa xỉ với nhiều người khác nữa chứ không riêng gì mẹ con cô. Nước đã cuốn phăng tất cả, làng xóm, chợ búa cũng tan tác. Người ta lo dọn dẹp những đống bùn đất, rác rưởi không mong mà cũng đến, lo tìm tòi những thứ mà người ta hằng bỏ công sức ra để có được, lo cho người chết mồ yên mả đẹp hơn là lo cho chính họ. Hơn nữa ngoài kia nước vẫn còn xăm xắp đường đi thì chợ búa có ai bán buôn gì. Hai đứa nhỏ con cô vẫn cặm cụi ngon lành với bát mì, có lẽ chúng biết trong nhà cũng không có gì khác ngoài mì, chúng cũng không èo uột hay đòi hỏi bất cứ thứ gì như trước đây, như lúc ba chúng còn sống. Trời đã xẩm tối, cái xóm nhỏ yên ắng dần, không rộn rịp như mọi khi. Những mái nhà tạm bợ dần chìm vào trong bóng tối, không còn những bóng đèn điện thắp sáng con đường vào các ngõ hẻm, không có tiếng loa phát thanh của nhà đài, không còn tiếng của những loài côn trùng kêu đêm hay số phận chúng đen đuổi nên cũng đã bị nước lũ cuốn trôi mấy ngày trước. Cô Chín thắp cây đèn dầu lên và đặt lên bàn thờ của chồng cô. Ngọn đèn leo lét, nhà cô trống quá nên ánh sáng tỏa ra lờ mờ, trông xa một chút nó giống con đom đóm trong đêm, chợt sáng rồi chợt tối khi có cơn gió thổi đến rồi bay qua. Cô trải chiếc chiếu manh hồi sáng bác Tư đem bên nhà bác ấy qua cho xuống nền đất lạnh tanh. Thằng Tí vừa thấy thế đã sà xuống chiếc chiếu nằm dài duỗi thẳng hai tay hai chân như người lao động vất vả suốt cả ngày đợi cái giờ khắc để nghỉ ngơi. Cô cũng ngồi xuống chiếc chiếu, thấy thế con Mai liền bổ nhào vào lòng má nó, cô ôm con vào lòng. Con bé Mai chốc chốc lại vuốt lên mặt của má nó để bày tỏ rằng nó thương má lắm. Rồi con bé lại hỏi ba nó, những câu hỏi của trẻ con làm cho người lớn đau thắt lòng. Con bé hỏi cô: - Chừng nào ba dìa dậy má? Thằng Tí đang nằm bỗng bật choàng dậy nhanh cái phắt. Nó quát: - Hỏi miết, đã nói ba đi làm mà. Có lẽ đây là một bản tính đàn ông đang trỗi dậy trong một người đàn ông còn trẻ con, không muốn nhắc đến cái đau buồn, dẫu có buồn họ cũng che giấu hoặc cất nó vào bên trong. Không, thực ra nó cũng nhớ ba lắm nên mới tỏ ra bực mình khi con bé em nó cứ nhắc đến ba miết. Nó nhớ những buổi chiều ba nó đi làm thường hay mua quà bánh, nó bị con Mai giành hết ba nó phải đứng ra chia phần, nhớ những buổi trưa hai ba con cùng đi bơi, ba nó tập cho nó bơi. Những lần ba chở mấy má con vào phố huyện chơi, nó và con Mai được ngồi đu quay ngựa gỗ thật thích. Những bữa cơm cả nhà quay quần khi có ba. Những hình ảnh của ba nó cứ hiện lên mồn một trong đầu đứa trẻ mười tuổi khi ba nó không còn nữa. Cũng có lẽ nó thương má, nó hiểu má, nó sợ má lại buồn, má lại khóc khi nhắc đến ba. Cô Chín ôm con bé Mai vào lòng, vuốt vuốt tấm lưng nhỏ xíu, con bé cứ thế mà ôm má nó ngủ lúc nào không hay. Thằng Tí cũng lăn khềnh ra chiếu mà ngủ. Cô đặt con bé xuống cạnh thằng anh rồi sửa sang hai đứa con lại một chút. Hình như cô đứng dậy tìm thứ gì đó. Cô lục lội trong cái bao đồ những người hàng xóm mang sang cho mẹ con cô và lấy ra cái áo lớn nhất để làm chăn đắp cho hai đứa nhỏ để chúng được ngon giấc. Cô lại bàn thờ của chồng thắp thêm nén nhan để an ủi người đã khuất rồi cô lại chỗ mấy đứa nhỏ đặt lưng xuống nằm cạnh chúng. Tất cả như một giấc mơ, cô không ngờ cái tổ ấm mà vợ chồng cô gầy dựng hơn mười năm nay lại thành ra thế này. Người chồng hết mực yêu thương vợ con lại bỏ vợ con mà ra đi. Cô không tài nào nhắm mắt được, cứ nhắm mắt lại cô lại thấy hiện ra cái ngày khủng khiếp, cái giờ khắc định mệnh ấy. Cô nhớ như in. Cô nhớ hôm đó, con nước đã lớn quá đầu gối người lớn, hai vợ chồng cô cho hai đứa nhỏ ngồi lên chiếc sõng tôn để đến nhà bác cao hơn như mọi khi, rồi hai vợ chồng cô về lại nhà để dọn dẹp nhà cửa lên cao nhưng vừa vào đến sân chứ chưa kịp vào nhà thì cô nghe đâu có tiếng ào ào, rắc rắc, chiếc sõng bị bẻ làm đôi. Cô ở một đầu và chồng cô một đầu, hai người phải tạt ngang ra khỏi luồng nước dữ. Cũng nhờ cô biết bơi, cô bơi rất giỏi. Từ thời con gái cô Chín nổi tiếng là bơi giỏi, cô bơi giỏi như những cô gái sông nước miền Tây. Chồng cô cũng bơi rất giỏi vì chồng cô cũng là người lớn lên từ sông nước. Sau đó là tiếng ầm ầm và âm thanh phát ra từ những thứ mà cơn cuồng thủy kéo theo, cho đến bây giờ cô cũng còn lạnh người khi nhớ lại những thứ âm thanh đó. Cô cố hết sức để bơi về phía cái gốc cây kia để tránh bớt luồng nước chảy. Bỗng bốp một cái, cô va vào một khúc gỗ to, có lẽ là nó trôi xuống từ phía thượng nguồn của dòng sông Cái. Đầu óc choáng váng, cô không nhìn thấy gì nữa rồi cô gượng mình trèo lên khúc cây to ôm chặt nó lại. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết thì người ta phải đấu tranh đến cùng để giành sự sống có ích hơn là cái chết vô nghĩa. Và trong hoàn cảnh sinh tử này cô cũng vậy, hơn nữa cô còn hai đứa con nhỏ thì cô càng phải sống. Phía bên kia luồng nước vẫn nghe tiếng ầm ầm. Cô lo cho chồng cô lắm, không biết chồng cô có thoát khỏi luồng nước dữ hay không nữa. Đầu óc lơ mơ nhưng cô cố ngoi lên để nhìn về phía ấy. Ôi cô không thấy gì ngoài một luồng nước xoáy. Cô cũng không còn đủ sức để ngoi lên lần nữa, tay chân và cả người cô cứng ngắt không cử động được vì ngâm nước bạc quá lâu. Khúc gỗ bự tướng chở theo một người bất đắc dĩ cứ trôi theo dòng nước. Nó trôi đến đâu cô trôi đến đó. Hai giờ sau, nước cũng hết bớt dội, khi chiếc ca nô tuần tra cứu hộ của mấy anh công an chạy dọc theo bờ sông, người ta thấy cái gì đó bồng bềnh trên dòng nước mà hình như có người thì phải. Chiếc ca nô rồ ga tấp dần vào bờ tre, ở đó có một người phụ nữ đang trôi nổi cùng một khúc gỗ to, không biết còn sống hay đã chết. Hai anh lính trẻ mặc áo cứu hộ đã nhảy ùm xuống nước đưa cô lên chiếc ca nô. Họ đưa cô vào nhà thương trong lúc cô không còn biết gì nữa. Cô hôn mê đã ngót hai ngày. Chắc có lẽ vì cú va chạm mạnh vào đầu, phần vì sức khỏe quá yếu vì chiến đấu với tử thần. Đến ngày thứ ba cô vừa trở mình, mắt thiêm thiếp, nghe đau đớn hết cả mình mẩy. Cái đầu nặng trịch như có vật gì đè lên. Cô lấy tay sờ sờ lên trán thấy một miếng vải băng ngang đầu mình. Cô cố mở mắt ra và hai tay chống ra đằng sau để ngồi dậy đang lúc cô y tá bước vào. Cô hỏi cô y tá với thái độ ngạc nhiên lắm. “Sao tôi lại ở đây” Cô y tá hỏi lại “Chị không nhớ gì sao?” và kể cho cô nghe cái sự tình cô phải vào đây. Cô giật mình hoảng hốt nhớ ra mọi chuyện, cô nhớ đến cái chuyện kinh hoàng đó, cô lo cho chồng cô quá, cô nghĩ bụng “Không biết giờ ảnh ra sao”. Cô chợt choàng dậy nắm lấy tay cô y tá - Cô ơi, cô có thấy có một người đàn ông cũng khoảng bằng tuổi như tôi vào cấp cứu không? Cô y tá trả lời: - Không thấy, chỉ mình chị thôi. Cô định đứng dậy đi nhưng đầu óc choáng váng cô muốn ngã khụy xuống đất. Cô y tá thấy thế đã ngăn cô lại.. - Chị đi đâu? Nằm xuống đi, chị còn rất yếu, không đi được đâu. Ngày thứ ba cô tỉnh dậy cũng là ngày thứ ba người ta tìm thấy xác của chồng cô. Khó khăn lắm người ta mới tìm thấy chú ấy. Nghe nói người ta tìm thấy chú ấy trong một đống rác rìu to tướng phía cuối hạ nguồn đoạn gần ra cửa biển. Có lẽ đến khi chết chú ấy vẫn còn quyến luyến dòng sông quê hương và không muốn xa vợ con nên đã không ra biển. Người ta đưa chú ấy về nhà và làm đám ma. Đám ma trong những ngày lũ quét thật đơn sơ, đơn sơ đến tội nghiệp, không có gì cả, không có tiếng kèn, tiếng trống, hay tiếng nhạc ma. Đám ma chỉ có tiếng khóc thương tâm. Người ta thương cho chồng cô, một người đàn ông hiền lành chăm chỉ mà vắn số, người ta thương cảnh bà mẹ trẻ góa bụa và những đứa con còn nhỏ trong cảnh côi cút. Một người thân đã đưa cô từ nhà thương trở về, thấy nhà có người đông cô cũng phần nào mường tượng được chuyện gì đã xảy ra. Cô chạy thật nhanh vào và sà vào chiếc quan tài, nơi chồng cô đang nằm ở đó mà nghẹn ngào. Hai đứa con của cô thấy thế cũng chạy tới ôm mẹ mà khóc to. Cho đến bây giờ cô cứ ngỡ rằng đó chỉ là một giấc mơ thôi chứ không phải là một sự thật. Nhưng có lúc sự thật lại đến bất ngờ đến không tưởng, làm người ta phải bàng hoàng vì khó chấp nhận nó. Cô ôm choàng hai đứa con để chúng được ấm hơn khi gió lùa vào căn nhà trống trơn và ẩm ướt, cô thương tụi nó quá. Từ nay cô phải thương tụi nó gấp đôi, thương cả phần của ba tụi nó nữa. Cô cố nhắm mắt nhưng tai vẫn nghe tiếng gió rít từng cơn lạnh buốt và tiếng sóng vỗ anh ách ngoài bờ tre. Quỳnh Trúc
Posted on: Mon, 15 Jul 2013 00:45:22 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015