★ TIN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MỚI NHẤT SÁNG NGÀY 25/7/2013 - TopicsExpress



          

★ TIN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MỚI NHẤT SÁNG NGÀY 25/7/2013 ★ _____________________________________________________ ★ [LATEST NEWS]: . . 1. Chính phủ Trung Quốc vừa công bố gói kích thích kinh tế “mini” – một động thái rõ nhất cho thấy lo ngại của giới lãnh đạo về đà tăng trưởng kinh tế chậm lại, đồng thời cho thấy sự thay đổi trong phương cách vực dậy nền kinh tế của Bắc Kinh. Biện pháp kích thích mới gồm miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ xuất khẩu và tăng chi tiêu cho xây dựng đường sắt. Điều này chắc chắn sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán Trung Quốc do tâm lý nhà đầu tư lạc quan. 2. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tìm cách thúc đẩy động lực vào chính sách kinh tế và chương trình nghị sự trong nước của mình vào hôm thứ Tư (24/7) với một bài phát biểu được thiết kế để làm rõ tầm nhìn của ông cho nhiệm kỳ thứ hai của mình và nâng cao tầm vóc của đảng Cộng hòa trong Hạ viện để có được theo cách của mình. 3. Chỉ số Dollar đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác cũng tăng mạnh nhất 2 tuần sau khi số liệu công bố cho thấy doanh số bán nhà mới của Mỹ tháng 6 cao nhất 5 năm. Kinh tế phục hồi sẽ là căn cứ để Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm dần kích thích tiền tệ và tạo động lực để USD tăng trở lại. 4. Nhà đầu tư lại gom mạnh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu Mỹ vì 2 loại tài sản này lại được coi là tài sản trú ẩn an toàn khi thị trường bớt lo ngại Mỹ sẽ sớm ngừng nới lỏng tiền tệ 5. Đồng đô la Canada tăng giá so với phần lớn 16 đồng tiền chủ chốt khác sau khi doanh số bán lẻ tăng mạnh mẽ nhất trong 3 năm, tạo nên một triển vọng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong năm nay. 6. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm qua 24/7 đã đến sân bay Andrew, Washington, bắt đầu thăm chính thức Mỹ. 7. Em bé HOÀNG GIA ANH: Theo thông báo chính thức, Hoàng tử William và Công nướng Kate quyết định chọn tên George để đặt cho con trai mới sinh của mình. 8. Indonesia hút vốn FDI kỷ lục: Theo số liệu vừa công bố, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Indonesia quý II đạt 66,7 nghìn tỷ rupiah (6,5 tỷ USD), đánh dấu quý hút vốn kỷ lục thứ 6 liên tiếp của nước này. Khai mỏ vẫn là ngành thu hút nhiều FDI nhất của Indonesia, trong khi Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào nước này. 9. Theo số liệu của Markit Economics, chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI) tháng 7 của eurozone tăng lên 50,1 điểm từ 48,8 điểm trong tháng 6. Số điểm trên 50 cho thấy sự tăng trưởng của ngành sản xuất eurozone và đây cũng là lần tăng trưởng đầu tiên của khu vực này trong vòng 2 năm qua, dẫn đầu là Đức với PMI đạt 50,3 điểm. 10. Theo số liệu của ngân hàng trung ương Hàn Quốc công bố hôm nay 25/7, tăng trưởng GDP quý II của nước này đạt 1,1%, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất 9 quý và vượt dự báo 0,8% của các chuyên gia. Kinh tế Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng nhờ chính phủ tăng chi tiêu và nhờ biện pháp nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương nhằm kích thích tiêu dùng và hỗ trợ xuất khẩu. 11. Sau thời gian dài chuẩn bị, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ chính thức ra mắt vào sáng ngày mai 26/7, tại trụ sở của Ngân hàng Nhà nước. VAMC được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng giải quyết được khối nợ xấu khổng lồ, vốn đang chiếm khoảng 4,65% trên tổng dư nợ - theo như số liệu từ NHNN. _____________________________________________________ ★ [MARKET NEWS]: # S&P 500 giảm 2 phiên liên tiếp, Phố Wall tiếp tục "hụt hơi": . . Kết quả kinh doanh trái ngược tiếp tục khiến Phố Wall lình xình trong biên độ hẹp. Dow Jones đã giảm trở lại sau 1 phiên tăng, trong khi S&P 500 cũng giảm vào cuối phiên, dù trong phiên có lúc đã thiết lập cao nhất lịch sử trong phiên là 1.698,78 điểm. Trong khi đó, Nasdaq lại phục hồi nhẹ nhờ sự hỗ trợ các cổ phiếu công nghệ như Facebook, Apple. Cổ phiếu hãng sản xuất máy móc xây dựng lớn nhất thế giới Caterpillar giảm 2,4% sau khi dự báo doanh thu quý II không được như mong đợi. Cổ phiếu Apple tăng 5,1% sau khi báo cáo lợi nhuận và doanh số vượt dự báo. Cổ phiếu Ford Motor lên cao nhất 35 tháng sau khi nâng mục tiêu lợi nhuận cả năm. Cổ phiếu Facebook tăng vọt 19% sau khi chốt phiên nhờ báo cáo lợi nhuận vượt ước tính. Phiên hôm qua S&P 500 cũng giảm điểm khi nhà đầu tư đánh giá các báo cáo lợi nhuận. Nhà đầu tư cũng theo dõi chặt chẽ các số liệu kinh tế nhằm đoán trước thời điểm và tốc độ Fed giảm nới lỏng tiền tệ. Một nửa trong số các nhà kinh tế tham gia khảo sát gần đây của Bloomberg cho rằng ngân hàng trung ương sẽ giảm gói mua trái phiếu vào cuộc họp tháng 9 tới, từ 85 tỷ USD/tháng xuống còn 65 tỷ USD/tháng. Một báo cáo công bố hôm qua cho thấy, doanh số bán nhà mới tại Mỹ tăng vượt dự báo trong tháng 6, lên mức cao nhất 5 năm. Báo cáo của Markit Economics cho thấy, chỉ số ngành sản xuất dựa trên việc khảo sát các nhà quản lý thu mua cho thấy sự tăng trưởng sản xuất tại Mỹ, Đức trong tháng này. Trong khi đó tại Trung Quốc, sự suy giảm sản xuất lớn hơn dự báo của các nhà kinh tế. Cụ thể, kết thúc phiên 24/7, chỉ số Dow Jones giảm 25,5 điểm (-0,16%), xuống 15.542,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,45 điểm (-0,38%), xuống 1.685,94 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng nhẹ 0,33 điểm (+0,01%), đứng ở mức 3.579,6 điểm. _____________________________________________________ # Chứng khoán châu Âu tiếp tục khởi sắc: . . Trong khi Phố Wall vẫn lình xình bởi tác động trái chiều của kết quả kinh doanh, thì chứng khoán châu Âu đã tăng khá trở lại nhờ chỉ số PMI lạc quan. Cụ thể, theo dữ liệu được công bố, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) tăng lên mức cao nhất 18 tháng, từ 48,7 trong tháng 6, lên 50,4 trong tháng 7. Mức trên 50 cho thấy kinh tế eurozone đã có dấu hiệu tăng trưởng. Chứng khoán châu Âu mở phiên hôm qua 24/7 trong sắc xanh sau sự suy yếu nhẹ hôm 23/7. Nguyên nhân chính là do các dấu hiệu về sản xuất công nghiệp khu vực Eurozone tăng lần đầu tiên trong vòng hai năm qua. Cụ thể, cổ phiếu của hãng sản xuất xe tải lớn nhất thế giới Volvo nhận thêm 3,1% giá trị sau khi hãng này thông báo lợi nhuận tăng hơn nhiều so với dự tính. Cùng ngập trong sắc xanh, cổ phiếu của EasyJet cũng tăng mạnh 5,3% giá trị sau khi hãng này thông báo doanh số bán hàng tăng 11% do công suất hoạt động và doanh thu của mỗi chuyến bay tại London tăng. Ngược chiều, cổ phiếu của Syngenta AG lại suy yếu 3,9% giá trị sau khi nhà sản xuất hóa chất cây trồng lớn nhất thế giới thông báo lợi nhuận nửa năm đầu thấp hơn dự tính. Vì vậy, chỉ số chứng khoán châu Âu Stoxx 600 hiện đã bổ sung thêm 0,5% giá trị lên mức 300.85 điểm vào lúc 9:06 sáng giờ London. Chỉ số này chốt phiên hôm qua suy yếu nhẹ do thông tin công nghiệp Mỹ kém khả quan. Trước đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 cũng đã tăng 0,2%. Ngược lại, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương lại suy yếu 0,1% giá trị. “Tôi đã khá ngạc nhiên về các khoản lợi nhuận tích cực mà các hãng đưa ra”, ông Michael Woischneck – quản lí tài chính của Lampe Asset Management tại Dusseldorf – Đức cho hay. Ông nhấn manh: “Các công ty hiện hoạt động khá tốt, các CEO đã thể hiện năng lực của mình trong tiến trình hoạt động sắp tới. Tôi không dám hi vọng có một sự đột phá tại các nền kinh tế châu Âu thời điểm tới, nhưng tôi tin rằng sự yếu kém đối với các nền kinh tế thành viên chắc sẽ bị đẩy lùi”. Cụ thể, kết thúc phiên 24/7, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 22,99 điểm (+0,35%), lên 6.620,43 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 64,88 điểm (+0,78%), lên 8.379,11 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 39,66 điểm (+1,01%), lên 3.962,75 điểm. _____________________________________________________ # Chứng khoán châu Á biến động nhẹ: . . Ảnh hưởng của chứng khoán Âu, Mỹ của phiên 23/7, chứng khoán châu Á đã giảm trở lại trong phiên 24/7. Ngoài ra, chứng khoán châu Á còn bị ảnh hưởng bởi chỉ số PMI tháng 7 của Trung Quốc không khả quan. Cụ thể, kết thúc phiên 24/7, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 47,23 điểm (-0,32%), xuống 14.731,28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 53,51 điểm (+0,24%), lên 21.968,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 10,55 điểm (-0,52%), xuống 2.033,33 điểm. _____________________________________________________ # Giá vàng giảm mạnh: . . Trong phiên 24/7, đồng USD đã tăng mạnh nhờ dữ liệu nhà ở được công bố khả quan. So với rổ tiền tệ chung, đồng bạc xanh đã tăng lên 82,298 từ mức đáy 81,937 của 3 ngày trước. So với đồng yên, đồng USD cũng lấy lại mốc 100 khi đạt 100,32 yên, từ mức 99,37 yên. Việc đồng USD tăng mạnh khiến cho giá vàng giảm mạnh sau 2 phiên tăng trước đó. Sáng nay 25/7 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.318,1 USD/oz sau 2 phiên giảm liên tiếp. Giá vàng giảm mạnh sau khi số liệu cho thấy doanh số bán nhà mới tháng 6 của Mỹ cao nhất 5 năm – dấu hiệu phục hồi của kinh tế Mỹ làm tăng khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm giảm kích thích tiền tệ. Kể từ đầu năm, giá vàng giảm 20% khiến giá trị của các quỹ tín thác vàng bốc hơi 56,5 tỷ USD khi nhà đầu tư mất dần niềm tin vào vai trò lưu trữ giá trị của kim loại quý này và do lo ngại Fed sẽ giảm kích thích tiền tệ khi kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi. Lượng vàng do các quỹ tín thác nắm giữ giảm tiếp 2,8 tấn xuống còn 1.971,7 tấn hôm qua 24/7, thấp nhất kể từ tháng 5/2010. Kết thúc phiên 24/7, giá vàng giao ngay trên sàn New York gỉam 24,5 USD (-1,82%), xuống 1.319,60 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex lại giảm 16,5 USD (-1,24%), xuống 1.319,5 USD/ounce. _____________________________________________________ # Giá dầu giảm mạnh: . . Giá dầu thô giảm do sản lượng dầu của Mỹ tuần trước đạt kỷ lục 22 năm trong khi sản xuất công nghiệp Trung Quốc không đạt kỳ vọng giới đầu tư. Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giao tháng 9 giảm mạnh 1,84 USD tương đương 1,7%, chốt phiên tại 105,39 USD/thùng. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ 21/6. Khối lượng giao dịch thấp hơn 1,4% so với trung bình 100 ngày. Tuy vậy, giá dầu thô vẫn tăng 9,1% trong tháng này và tăng tới 15% từ đầu năm đến nay. Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 1,23 USD/thùng, hay 1,1% xuống còn 107,19 USD/thùng. Khối lượng giao dịch thấp hơn 16% so với trung bình 100 ngày. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu WTI nới rộng lên 1,8 USD/thùng. Giá dầu giảm mạnh phiên hôm qua sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cung cầu dầu thô trong tuần kết thúc ngày 19/7. Theo đó, nhờ công nghệ khai thác chiết suất dầu đá phiến tiên tiến, sản lượng dầu thô Mỹ tăng 0,9% lên 7,56 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 12/1990. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung dầu thô tiếp tục giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Trong 4 tuần này, dự trữ dầu thô Mỹ giảm 29,9 triệu thùng, giảm mạnh nhất kể từ 1982. Trữ lượng dầu tại cảng Cushing, Oklahoma, điểm trung chuyển dầu WTI kỳ hạn giảm 2,06 triệu thùng xuống còn 44 triệu thùng. Các nhà máy lọc dầu hoạt động với 92,3% công suất, giảm nhẹ 0,5% điểm so với tuần trước đó. Đây cũng là dấu hiệu nhu cầu tiêu thụ đỉnh điểm của mùa hè bắt đầu giảm dần. Nguyên nhân khác khiến giá dầu thô giảm mạnh là lo ngại của giới đầu tư về nhu cầu của nước tiêu thụ dầu khí lớn thứ 2 thế giới Trung Quốc. Hôm qua, ngân hàng HSBC và Markit Economics thông báo chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI) sơ bộ tháng 7 Trung Quốc giảm tiếp so với tháng 6 xuống 47,7 điểm, thấp hơn nhiều so với dự báo 48,2 điểm của các chuyên gia. --- GIC Planet---
Posted on: Thu, 25 Jul 2013 04:42:02 +0000

Trending Topics



Recently Viewed Topics




© 2015